Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 4: Mô mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 4 - Bài : 4 MÔ
Ngày soạn: 10/9/2019
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
18/9/2019 | 3 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Vê kiến thức :
- Hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
b) Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.
c) Về thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp
- Năng lực chuyên biệt:
+ Quan sát tranh ảnh so sánh, học tập tại thực địa...
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Hình vẽ cấu tạo các loại mô.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà,
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Hãy kể tên các tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? HS kể. Trong cơ thể có
rất nhiều tế bào tuy nhiên xét về chức năng người ta xếp những tế bào có nhiệm vụ
giống nhau vào một nhóm và gọi là "mô". Vậy, trong cơ thể có những loại mô nào?
Chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào?
? Hãy chứng minh trong tế bào có các hoạt động sống?
Hoạt động của Gv và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (13 phút) - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Thử giải thích vì sao trong cơ thể có những tế bào có hình dạng khác nhau? - HS trả lời, GV giải thích thêm: Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành nên những cơ quan khác nhau để thực hiện những chức năng khác nhau. ? Vậy, thế nào là mô? (Vì....những tế bào đó được gọi chung là mô) - HS trả lời, GV bổ sung: Trong cấu trúc mô, ngoài các tế bào còn có yếu tố không phải là tế bào gọi là phi bào. * Chuyển ý: Trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Cấu tạo và chức năng của chúng có gì đặc biệt? * Hoạt động 2: (20 phút) GV: Giới thiệu 4 loại mô. HS ghi nhớ. - GV cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập đã chuẩn bị |
I. Khái niệm mô: - Mô là một tập hợp tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định gọi là mô. - Mô gồm tế bào và phi bào. II. Các loại mô: |
- HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện. - GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phiếu học tập. Gọi 1-2 HS đọc lại phiếu đã hoàn thiện. - GV đưa thêm một số câu hỏi: ? Tại sao máu lại được gọi là mô liên kết lỏng? (Vì: có thành phần cơ bản của Lolagen, đó là một loại protein khi đun nóng sẽ biến protein hòa tan thành gelatin) +Trong máu phi bào chiếm tỉ lệ nhiều hơn tế bào nên được gọi là mô liên kết. ? Mô sụn và mô xương xốp có nhưng đặc điểm gì? Nó nằm ở bộ phận nào của cơ thể? +Mô sụn gồm 2-4 tế bào tạo thành nhóm lẫn trong chất đặc cơ bản có ở đầu xương. +Mô xương xốp: có các nan xương tạo thành các ô chứa tủy (có ở đầu xương dưới sụn) ? Mô sợi thường thấy ở bộ phận nào của cơ thể? +Mô sợi thường thấy ở da. ? Mô xương cứng có vai trò như thế nào trong cơ thể? + Mô xương cứng: Tạo nên các ống xương, đặc biệt là xương ống. ? Giữa mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim có những đặc điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng như thế nào? + Mô cơ vân và mô cơ tim: tế bào có vân ngang (hoạt động theo ý muốn) + Mô cơ trơn: tế bào có hình thoi nhọn (hoạt động ngoài ý muốn) |
- Có 4 loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. - Bảng các loại mô: (Phần phụ lục) |
+ Vì cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động như cơ trơn. ? Tại sao khi ta muốn tim dừng lại mà không được, nó vẫn đập bình thường? - HS hoạt động, trả lời các câu hỏi. GV đánh giá, bổ sung hoàn thiện kiến thức. - Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
* Kết luận chung: SGK |
Phụ lục: Bảng các loại mô
Nội dung |
Mô biểu bì | Mô liên kết | Mô cơ | Mô thần kinh |
1. Vị trí | - Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng như: ruột, bóng đái,... |
- Có ở khắp cơ thể, rải rác trong chất nền |
- Gắn vào xương, thành ống tiêu hoá, mạch máu,... |
- Nằm ở não, tuỷ sống, tận cùng các cơ quan. |
2. Cấu tạo |
- Chủ yếu là tế bào, không có phi bào. - TB có nhiều hình dạng: dẹp, đa giác, trụ khối - Các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày. - Gồm biểu bì da và biểu bì tuyến. |
- Gồm tế bào và phi bào (sợi đàn hồi, chất nền) - Có thêm chất can xi và sụn. - Gồm mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu. |
- Chủ yếu là các tế bào, phi bào rất ít. - Tế bào có vân ngang hoặc không có. - Các tế bào xếp thành lớp, thành bó. - Gồm: mô cơ tim, mô cơ vân, mô cơ trơn. |
- Các tế bào thần kinh, tế bào thần kinh đệm. - Nơron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh. |
3. Chức năng |
Bảo vệ, che chở Hấp thu, tiết Tiếp nhận kích thích từ MT |
Nâng đỡ, liên kết các cơ quan, đệm. |
Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể |
Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền, |
Dinh dưỡng: vận chuyển |
xử lí thông tin,... |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- Nhắc lại khái niệm mô? Kể tên các loại mô chính trong cơ thể?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành: Mỗi nhóm: 1 con ếch, khăn lau, xà phòng.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................