Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 4 - 6: Mô và phản xạ mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 4: BÀI 4,6 MÔ- PHẢN XẠ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu được định nghĩa mô.
- Kể được các loại mô chính và chức năng của chúng.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Hiểu được khái niệm cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ
cụ thể.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức
Kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình SGK, phiếu học tập, tranh một số loại tế
bào, tập đoàn Vônvốc, động vật đơn bào.
2. Chuẩn bị của học sinh:
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
B1: - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày sự chuẩn bị của mình: Hãy kể tên
những loại tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết ?
+Tế bào trứng: Hình cầu
+ Tế bào hồng cầu: Hình đĩa
+Tế bào xương, tế bào thần kinh: Hình sao nhiều cạnh
+ Tế bào lót xoang mũi: Hình trụ
+Tế bào cơ trơn: Hình sợi dài.
- Vì sao tế bào lại có hình dạng khác nhau ?
Vì chúng có những chức năng khác nhau.
B2: GV: Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu về mô thực vật. Một bạn nhắc lại khái
niệm.
+ Các tế bào giống nhau , cùng làm một nhiệm vụ họp thành một nhóm gọi là mô.
Vd: Mô nâng đỡ, mô dự trữ, mô che chở, mô phân sinh, mô mềm,…
Mỗi cơ quan của cây do nhiều mô hợp thành.
-GV: Vậy mô ở động vật gồm những loại nào, có gì giống và khác so với mô thực
vật, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Khái niệm mô, các loại mô B1: Các nhóm HS tự nghiên cứu SGK trang 14, 15, 16. Quan sát hình 4.2, 4.3, 4.4, trả lời + Mô cơ vân (A): Gồm tế bào dài, nhiều nhân, có vân ngang. +Mô cơ tim(B): Gồm các tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân. +Mô cơ trơn(C): Gồm tế bào hình thoi, đầu nhọn, chỉ có 1 nhân. - HS khác nhận xét bổ sung B2: GV: Thế nào là mô ? - Trong mô, ngoài các tế bào còn có yếu tố không có cấu tạo tế bào gọi là phi bào. |
I . Khái niệm mô. - Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định. - Mô gồm tế bào và phi bào. *. Các loại mô. |
GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập. |
||||
Mô biểu bì | Mô liên kết | Mô cơ | Mô thần kinh | |
cấu tạo |
- Các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày phủ mặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như: Ruột, bóng đái, mạch mấu, các ống dẫn - Ví dụ: Tập hợp tế bào dẹt tạo nên bề mặt da |
-Các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền -Có ở hầu hết các cơ quan: Dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương. Ví dụ: Máu |
Gồm các tế bào hình thoi dài xếp thành lớp, thành bó. Trong tế bào có nhiều tơ cơ VD: Tập hợp tế bào tạo nên thành tim |
- Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và tế bào thần kinh đệm - Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh |
Chức năng |
Bảo vệ, hấp thụ và tiết (mô sinh sản làm nhiệm vụ sinh sản) |
Nâng đỡ, liên kết các cơ quan, đệm (máu vận chuyển các chất) |
Co, dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể. |
- Tiếp nhận kích thích. - Dẫn truyền xung thần kinh. - Xử lí thông tin. - Điều hoà hoạt động các cơ quan. |
Hoạt động 2: Cấu tạo và chức năng của nơ ron: Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu H6.1. |
II Cấu tạo và chức năng của nơ ron: 1. Cấu tạo : Gồm: - Thân: chứa nhân - Sợi nhánh |
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí). - GV yêu cầu các nhóm: +Quan sát và lựa chọn 3 thành phần chính của 1 nơ-ron? +Đặc điểm của mỗi thành phần? + Chức năng và phân loại như thế nào? +Nhận xét về hướng truyền của xung thần kinh? + Hoàn thành PHT về vị trí và vai trò của từng loại nơ-ron. Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện. Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. |
- Sợi trục: có bao miêlin, nơi tiếp nối nơ ron khác gọi là xináp. 2. Chức năng : - Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận kích thíchvà phản ứng lại KT bằng hình thức phát xung thần kinh. - Dẫn truyền xung thần kinh: là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định. 3.Các loại nơ ron : Nội dung ở bảng các loại nơron. |
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức * Cung phản xạ: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí). - GV yêu cầu đọc tt sgk tr 21 , chú ý các phản ứng đối với từng phản xạ và quan sát hình 6.2, 6.3 để trả lời câu hỏi: + Phản xạ là gì? + Cung phản xạ là gì? + Hãy giải thích phản xạ: Kim châm vào tay thì tay rụt lại? + Bằng cách nào trung ương thần kinh có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng được kích thích hay chưa? + Như thế nào là một vòng phản xạ? Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. |
* Cung phản xạ: 1. Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 2. Cung phản xạ: - Cung phản xạ để thực hiện phản xạ. - Gồm 5 thành phần: +Cơ quan thụ cảm. +Nơ ron hướng tâm (cảm giác) +Trung ương thần kinh (nơ ron li tâm) +Nơ ron li tâm(vận động) +Cơ quan phản ứng. - Là con đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến) |
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. |
Hoạt động 3: Luyện tâp,
(1) Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
(2) Trả lời câu hỏi SGK.
Cơ vân | Cơ trơn | Cơ tim | |
Đặc điểm cấu tạo |
Tb dài, có nhiều nhân, có vân ngang |
Tb hình thoi đầu nhọn, chỉ có 1 nhân |
Tb dài, phân nhánh, có nhiều nhân |
Sự phân bố trong cơ thể |
Gắn với xương | Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng, thực quản, khí quản, khoang miệng |
Tạo thành tim |
Khả năng co giãn |
Co giãn nhiều | Co giãn ít hơn cơ vân và cơ tim |
Co giãn kém cơ vân |
Câu 1. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 2. Cảm ứng là gì ?
A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung
thần kinh.
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân
tích.
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung
thần kinh.
Câu 3. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng
tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?
A. Hình thái B. Tuổi thọ C. Chức năng D. Cấu tạo
Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần
kinh ?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động
Câu 5. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin
nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não B. Tủy sống
C. Tiểu não D. Trụ giữa
Câu 6. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn
kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về
A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ
C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi.
Câu 7. Vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao miêlin ở người
khoảng
A. 200 m/s. B. 50 m/s. C. 100 m/s. D. 150 m/s.
H?Ta có thể chủ động làm cho bắp cơ ở cánh tay ta rút ngắn, phình to hoặc duỗi ra.
Nhưng tại sao khi cơ ở ruột co thắt nhiều gây đau bụng ta không thể tự điều khiển
cho cơ này giảm co thắt để khỏi đau bụng?
- Cơ ở cánh tay là cơ vân, gắn với xương, cơ này hoạt động theo ý muốn.
-Cơ ở thành ruột là cơ trơn hoạt động không theo ý muốn.
4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng
GV yêu cầu mỗi HS trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật (cụp lá)?
+ Các loài động vật khác nhau thì phản ứng với các tác nhân kích thích có giống
nhau không? Vì sao?
3. Hướng dẫn học tập ở nhà.
Học bài, trả lời hỏi 1, 2, 4 SGK.
Đọc trước bài 5