Giải Sinh Học 8 Bài 4: Mô

1.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 2: Mô chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Mô lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 2: Mô

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 14 SGK Sinh học 8: - Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết.

- Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.

Trả lời:

- Tên những tế bào có kích thước và hình dạng khác nhau:

+ Tế bào trứng: Hình cầu

+ Tế bào thần kinh, tế bào xương: Hình sao

+ Tế bào cơ trơn: Hình sợi dài, …

- Các tế bào có kích thước, hình dạng khác nhau vì chúng có chức năng khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra ngay từ giai đoạn phôi.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 14 SGK Sinh học 8: Quan sát hình 4 -1, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì?

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Trả lời:

Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày bao phủ mặt ngoài cùng như mặt trong của cơ thể, có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích.

Mô biểu bì bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 15 SGK Sinh học 8: Máu (gồm huyết tương và các tế bào máu) thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Trả lời:

- Máu gồm tế bào máu và huyết tương và là mô liên kết

- Máu là mô liên kết là vì: các tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương (chất nền).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 15 SGK Sinh học 8: Quan sát hình 4-3 hãy cho biết:

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 2)

- Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

- Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

- Giống nhau giữa cơ vân và cơ tim: Đều là các mô cơ trong cơ thể; tế bào dài, có nhân.

- Khác nhau:

Cơ vân

Cơ tim

- Tế bào không phân nhánh, có nhiều nhân

- Gắn với xương

- Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

- Tế bào phân nhánh , có 1 nhân

- Cấu tạo thành tim và làm cho tim co liên tục

- Tế bào cơ trơn có hình thoi, đầu nhọn và có 1 nhân. Tế bào không có vân ngang.

- Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái...

Câu hỏi và bài tập (trang 17 SGK Sinh học 8)

Bài 1 trang 17 SGK Sinh học 8: Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.
Trả lời:

So sánh mô biểu bì và mô liên kết

 
Các loại mô Vị trí Cấu tạo Chức năng
Mô biểu bì Bao bọc phần ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng: ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái… Tế bào xếp xít nhau Bảo vệ, hấp thụ, tiết
Mô liên kết Nằm rải rác trong chất nền: ở dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương. Tế bào liên kết nằm rải rác. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.


Bài 2 trang 17 SGK Sinh học 8:
 Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn ?

Trả lời:

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

Bài 3 trang 17 SGK Sinh học 8: Phân biệt 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau

Trả lời:

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 6)

Bài 4 trang 17 SGK Sinh học 8: Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào.

Trả lời:

Chân giò lợn gồm: 
- Mô biểu bì: da.
- Mô liên kết: mô sụn, mô xương, mô sợi, mô máu.
- Mô cơ vân: bắp
- Mô thần kinh.

 

Lý thuyết Bài 4: Mô

I. Khái niệm mô

- Trong quá trình phát triển phôi, các tế bào có hình dạng khác nhau như vậy do: các tế bào đảm nhận các chức năng khác nhau mà tế bào phân hóa tạo nên hình dạng và kích thước khác nhau.

-  Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Ví dụ: Mô biểu bì, mô liên kết…

II. Các loại mô

Trong cơ thể có 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

1. Mô biểu bì (hình 4-1)

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 7)

Hình 4-1. Mô biểu bì A. Mô biểu bì ở dạ dày; B. Mô biểu bì ở da

Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

2. Mô liên kết (hình 4-2)

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 8)

Hình 4-2.Các loại mô liên kết

A. Mô sợi; B. Mô sụn; c. Mô xương; D. Mô mỡ.

Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.

3. Mô cơ

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 9)

Hình 4-3. Các mô cơ A . Mô cơ vân ; B. Mô cơ tim ; c. Mô cơ trơn

Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài. 

- Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. 

- Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

- Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

Chức năng của mô cơ là co dãn, tạo nên sự vận động.

4. Mô thần kinh

Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao) (hình 4-4).

Giải Sinh Học 8 Bài 4: Khí hậu châu Á (ảnh 10)

Hình 4-4. Mô thần kinh

- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.

Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Bài giảng Sinh học 8 Bài 4: Mô

Đánh giá

0

0 đánh giá