Lý thuyết Cacbon (mới 2023 + 19 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Hóa học 9

Tải xuống 10 1.6 K 14

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 9 Cacbon hay, chi tiết cùng với 19 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 9.

Hóa học 9 Bài 27: Cacbon

A. Lý thuyết Cacbon

I. Các dạng thù hình của Cacbon

- Dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

Ví dụ: oxi (O2), ozon (O3) là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.

- Nguyên tố cacbon có 3 dạng thù hình là:

 + Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện.

 + Than chì: mềm, dẫn điện.

 + Cacbon vô định hình (than đá, than gỗ, than xương, …): xốp, không dẫn điện.

II. Tính chất của Cacbon

1. Tính chất hấp phụ

- Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ

- Than hoạt tính có tính hấp phụ cao được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc...

2. Tính chất hóa học

Cacbon có những tính chất hóa học của phi kim. Tuy nhiên cacbon là phi kim hoạt động yếu.

Dưới đây là hai tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon:

a) Tác dụng với oxi tạo thành cacbon đioxit CO2 (C là chất khử)

Phương trình hóa học:

  Hóa học 9 Bài 27: Cacbon hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt, do đó C được dùng làm nhiên liệu trong sản xuất và đời sống

b) Tác dụng với oxit kim loại tạo thành CO2 và kim loại

Ở nhiệt độ cao, C khử được một số oxit kim loại như PbO, ZnO,...thành kim loại.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 27: Cacbon hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Trong luyện kim người ta sử dụng tính chất này của cacbon để điều chế kim loại.

III. Ứng dụng của Cacbon

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất và trong kĩ thuật.

Ví dụ:

- Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì…

- Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính...

- Cacbon vô định hình dùng làm mặt nạ phòng độc, chất khử mùi…

B. Trắc nghiệm Cacbon

Bài 1: Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

A. CO, CO3

B. CO2, CO3

C. CO, CO2

D. CO2, C2O4

Lời giải

Cacbon có thể tạo với oxi 2 oxit là CO, CO2 

C + O2Bài tập về CacbonCO2

C + CO2Bài tập về Cacbon 2CO

Đáp án: C

Bài 2: Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là:

A. Kim cương

B. Than chì

C. Fuleren

D. Cả A, B, C và cacbon vô địch hình

Lời giải

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là: Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô địch hình.

Đáp án: D

Bài 3: Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

A. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

B. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

D. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Lời giải

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Đáp án: D

Bài 4: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than có chứa 90% cacbon. Biết 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kJ.

A. 133333 kJ.

B. 147750 kJ.

C. 144450 kJ.

D. 191340 kJ.

Lời giải

C + O2Bài tập về Cacbon CO2

Trong 5 kg than có chứa 0,9.5 = 4,5 kg cacbon = 4500 gam

Số mol C = 4500 / 12 = 375 mol

=> nhiệt lượng tỏa ra = 375.394 = 147750 kJ

Đáp án: B

Bài 5: Cho 1,6 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2Ophản ứng với bột cacbon ở nhiệt độ cao thu được 0,28 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % của hỗn hợp trên là

A. 50% CuO; 50% Fe2O3

B. 40% CuO; 60% Fe2O3

C. 30% Fe2O3; 70% CuO

D. 56% Fe2O3; 44% CuO

Lời giải

Bài tập về Cacbon

Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần lượt là x và y mol

=> 80x + 160y = 1,6   (1)

2CuO + C Bài tập về Cacbon 2Cu + CO2

  x            →       x  →  0,5x

2Fe2O+ 3C Bài tập về Cacbon 4Fe + 3CO2

y              →             2y → 1,5y

⇒∑nCO2 = 0,5x + 1,5y = 0,0125 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ:  

Bài tập về Cacbon

Bài tập về Cacbon

Đáp án: A

Bài 6: Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...

C. Một số axit như  HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,...

Lời giải

Trong luyện kim, người ta sử  dụng cacbon và oxit của kim loại để điều chế kim loại

Đáp án: A

Bài 7: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

A. đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

B. đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

C. đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

D. cả A và B đều đúng.

Lời giải

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

Đáp án: B

Bài 8: Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

A. Kim cương, than chì, than gỗ.                  

B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

C. Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

D. Kim cương, than xương, than cốc.

Lời giải

Cacbon gồm những dạng thù hình: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Đáp án: B

Bài 9: Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.           

B. Kali hiđroxit, nhôm oxit

C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

D. Nước vôi trong; nhôm oxit

Lời giải

Dẫn hỗn hợp khí qua (1) thấy xuất hiện kết tủa trắng => (1) là dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

=> khí CObị hấp thụ, còn lại khí CO thoát ra khỏi bình

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Dẫn CO qua (2) thấy chất rắn màu đỏ xuất hiện => chất rắn đó là Cu

=> (2) là CuO

PTHH: CO + CuO Bài tập về Cacbon Cu + CO2

Đáp án: A

Bài 10: Dạng thù hình của một nguyên tố là

 A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

 B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.

 C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon.

 D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố phi kim với oxi.

Đáp án: A

Bài 11: Các dạng thù hình của cacbon là

 A. than chì, cacbon vô định hình, khí cacbonic.

 B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.

 C. cacbon, cacbon oxit; cacbon ddioxxit.

 D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Đáp án: D

Bài 12: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm

 A. điện cực, chất khử.

 B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.

 C. ruột bút chì, chất bôi trơn.

 D. mũi khoan, dao cắt kính.

Đáp án: B

Bài 13: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?

 A. Kali.

 B. Silic.

 C. Cacbon.

 D. Natri.

Đáp án: C

Bài 14: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là

 A. CuO, BaO, Fe2O3.

 B. PbO, CuO, FeO.

 C. Fe2O3, PbO, Al2O3.

 D. K2O, ZnO, Fe3O4.

Đáp án: B

C khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học thành kim loại.

Bài 15: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng (II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng

 A. dung dịch HCl đặc, nóng.

 B. dung dịch NaCl.

 C. dung dịch CuSO4.

 D. nước nóng.

Đáp án: A

Sử dụng dung dịch HCl đặc, nóng.

+ chất rắn tan dần, có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra → mangan đioxit (MnO2)

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon

+ chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh → đồng (II) oxit (CuO)

  CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh) + H2O

+ không có hiện tượng gì xuất hiện → cacbon.

Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 12 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở đktc là

 A. 1,12 lít.

 B. 11,2 lít.

 C. 2,24 lít.

 D. 22,4 lít.

Đáp án: D

Số mol cacbon: nC = 12 : 12 = 1 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon

→ Thể tích CO2: V = 1.22,4 = 22,4 lít.

Bài 17: Khối lượng C cần dùng để khử hoàn toàn 8 gam CuO thành kim loại là

 A. 3,6 gam.

 B. 1,2 gam.

 C. 2,4 gam.

 D. 0,6 gam.

Đáp án: D

Số mol CuO: nCuO = 8 : 80 = 0,1 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon

→ mC pư = 0,05.12 = 0,6 gam.

Bài 18: Thể tích cacbon đioxit (đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 8% tạp chất là

 A. 1717,3 m3

 B. 1715,3 m3

 C. 1710,3 m3

 D. 1708 m3

Đáp án: A

%C có trong than là 100% - 8% = 92%

Khối lượng C có trong 1 tấn than là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon

→ VCO2 = nCO2.22,4 = nC.22,4 = 76 666,67.22,4 = 1717333,408 lít

≈ 1717,33 m3.

Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn 45g cacbon cần dùng V lít không khí (đktc). Biết Vkk = 5VO2 và sản phẩm tạo thành chỉ có cacbonđioxit.

 A. 450 lít.

 B. 425 lít.

 C. 420 lít.

 D. 400 lít.

Đáp án: C

Số mol cacbon: nC = 45 : 12 = 3,75 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 (có đáp án): Cacbon

Thể tích khí O2 cần dùng: VO2 = 3,75.22,4 = 84 lít

→ Thể tích không khí cần dùng: Vkk = 5.84 = 420 lít.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống