50 Bài tập Kim loại tác dụng với axit (có đáp án)- Hoá học 9

Tải xuống 6 10.7 K 106

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 9 : Bài tập về Kim loại tác dụng với axit. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập về Kim loại tác dụng với axit. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Hoá học 9: Kim loại tác dụng với axit 

A. Bài tập Kim loại tác dụng với axit

I. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2(đktc) và dung dịch A.

1, Tính a?

2, Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?

Hướng dẫn giải:

Ta có: nH210,0822,4= 0,45mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Fe +  H2SO4FeSO4 + H20,45    0,45                0,45mol

a/  mFe = a = 0,45.56 = 25,2g

b/ CMdd(H2SO4) 0,450,6= 0,75M

Ví dụ 2: Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lit H2 (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại?

Hướng dẫn giải:

Ta có: nH2= 0,2 mol

1,5g chất rắn còn lại trong bình là khối lượng Cu vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

%mCu = 1,57.100 = 21,43%

mFe và Al = mhh – mCu = 7 -1,5 = 5,5g

Đặt:   nAl = x mol

          nFe = y mol

Ta có phương trình khối lượng: 27x + 56y = 5,5 (1)

Phương trình phản ứng hóa học:        

2Al + 3H2SO4Al2SO43+ 3H2         x                                               32x           mol

Fe + H2SO4 FeSO4+ H2 y                                     y            mol

Ta có: nH232x + y = 0,2 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

27x + 56y = 5,5 32x + y = 0,2= 0,1y=0,05

%mAl = 0,1.277.100%= 38,57%

%mFe = 100% – 38,57% – 21,43% = 40%

Ví dụ 3: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch H2SO4 loãng a (M)  thì thu được 3,36 lít khí bay ra (đktc) và dung dịch A.

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X và khối lượng muối có trong dung dịch tạo thành sau phản ứng và a?

b. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc nóng thì thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Tính giá trị của V và khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng?

Hướng dẫn giải:

Đặt:   nMg = x mol

          nFe = y mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Mg + H2SO4(loãng) MgSO4+ H2         x       x                   x        x        

Fe + H2SO4(loãng) FeSO4+ H2y          y                  y          y

Ta có:          mhhX = 24x + 56y = 6,8g (1)

                   nH2= x + y = 0,15 (2)

Từ (1) và (2) x = 0,05; y = 0,1

a.       %mMg = 0,05.246,8.100%= 17,65%

          %mFe = 100% – 17,65% = 82,35%

          mmuối = mMgSO4mFeSO4= 0,05.120 + 0,1.152 = 21,2g

          nH2SO4= x + y = 0,15 mol CM(H2SO4)= 0,15 : 0,15 = 1M

b.       Phương trình phản ứng hóa học:

Mg + 2H2SO4đtoMgSO4+ SO2+ 2H2O0,050,1                            0,05                     mol

2Fe + 6H2SO4đto Fe2SO43+ 3SO2+ 6H2O         0,10,3                                        0,15                 mol

nSO2= 0,05 + 0,15 = 0,2 mol V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

mH2SO4= (0,1 + 0,3).98 = 39,2g

II. Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 13,6 g                 

B.  1,36 g                   

C.  20,4 g                  

D.  27,2 g

Bài 2: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là:

A.  44,8 lít              

B.  4,48 lít                 

C.  2,24 lít              

D.  22,4 lít

Bài 3: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là:

A. 26,3 g  

B. 40,5 g 

C. 19,2 g 

D. 22,8 g

Bài 4: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại  Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:                    

A.  61,9% và 38,1%               

B.  63% và 37%

C.  61% và 39%

D.  65% và 35%

Bài 5: Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là:

A. Zn                             

B. Mg                            

C. Fe                    

D. Ca

Bài 6: Cho 8 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg lần lượt là:

A. 70% và 30%                       

B. 60% và 40%              

C. 50% và 50%                       

D. 80% và 20%

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Cu trong dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m?

A. 12,8g

B. 19,2g

C. 9,6g

D. 25,6g

Bài 8: Cho 10,38 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Ag chia làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lít khí (đktc).

- Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,912 lít khí SO2 (đktc).

Khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 1,12g; 5,4g và 1,08g

B. 3,24g; 1,35g và 0,6g

C. 1,68g; 1,35g và 2,16g

D. 2,8g; 0,54g và 1,8g

Bài 9: Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với 73g dung dịch

HCl 10%. Cô cạn dung dịch thu được 13,15 gam muối.  Giá trị của m là             

A. 7,05                

B. 5,3                 

C. 4,3                 

D. 6,05

Bài 10: Cho 5,4 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được dung dịch muối X và 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất (đktc). Tìm kim loại R? 

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Al

Đáp án tham khảo:

1A

2B

3A

4A

5B

6A

7B

8C

9D

10D

Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 55,5g.        B. 91,0g.       C. 90,0g.        D. 71,0g.

Đáp án tham khảo:

Áp dụng công thức ta có: mmuối = mkim loại + mion tạo muối

                                     = 20 + 71.0,5 = 55.5g

Bài 12: Một hỗn hợp X có khối lượng 18,2g gồm 2 Kim loại A (hóa trị 2) và B (hóa trị 3). Hòa tan X hoàn toàn trong dung dịch Y chứa H2SO4 và HNO3. Cho ra hỗn hợp khí Z gồm 2 khí SO2 và N2O. Xác định 2 kim loại A, B (B chỉ co thể là Al hay Fe). Biết số mol của hai kim loại bằng nhau và số mol 2 khí SO2 và N2O lần lượt là 0,1 mol mỗi khí.

A. Cu, Al       B. Cu, Fe       C. Zn, Al       D. Zn, Fe

Đáp án tham khảo:

Quá trình khử hai anion tạo khí là:

4H+ + SO42- + 2e → SO2 + 2H2O

                     0,2          0,1 mol

10H+ + 2NO3- + 8e → N2O + 5H2O

                        0,8         0,1 mol

Tổng e (nhận) = 0,2 + 0,8 = 1 mol

A → A2+ + 2e

a                   2a

B → B3+ + 3e

b                   3b

Tổng e (cho) = 2a + 3b = 1 (1)

Vì số mol của hai kim loại bằng nhau nên: a = b (2)

Giải (1), (2 ) ta có a = b = 0,2 mol

Vậy 0,2A + 0,2B = 18,2 ⇒ A + B = 91 ⇒ A là Cu và B là Al.

Bài 13: Hòa tan 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al, Mg trong X lần lượt là bao nhiêu ?

Đáp án tham khảo:

Ta có: 24 nMg + 27nAl= 15. (1)

Quá trình oxy hóa:

Mg → Mg2+ + 2e

nMg           2.nMg

Al → Al3+ + 3e

nAl           3.nAl

Tổng số mol e nhường bằng (2.nMg + 3.nAl).

Quá trình khử:

N+5 + 3e → N+2

0,3        0,1

2N+5 + 2.4e → 2N+1

0,8        0,2

N+5 + 1e → N+4

0,1        0,1

S+6 + 2e → S+4

0,2        0,1

⇒ Tổng mol e nhận bằng 1,4 mol.

Theo định luật bảo toàn electron:

2.nMg + 3.nAl = 1,4 (2)

Giải hệ (1), (2) ta được nAl =0,4 mol; nMg = 0,2 mol

%mAl = 36% ; %mMg = 64%

B. Lý thuyết Kim loại tác dụng với axit

- Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

Các kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học của kim loại có thể tác dụng được với dung dịch axit (như H2SO4 loãng, HCl …) tạo thành muối và giải phóng H2.

Ví dụ:

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2 ↑

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑

Chú ý:

- Các kim loại có nhiều hóa trị khi tác dụng với các axit HCl; H2SO4 loãng… thu được muối trong đó kim loại ở mức hóa trị thấp nhất.

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Nếu kim loại tan trong nước (như Na, K…) tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng …) giải phóng H2, thì cần lưu ý:

+) Nếu dung dịch axit dư chỉ có phản ứng kim loại + axit.

+) Nếu kim loại dùng dư, xét các phản ứng theo thứ tự:

1) Kim loại + axit

2) Kim loại + nước trong dung dịch.

- Kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc tạo thành muối sunfat và không giải phóng H2.

Ví dụ:

Cu + 2H2SO4 đặc to CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

2Fe + 6H2SO4 đặc toFe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

- Phương pháp giải

Để giải các bài tập về kim loại tác dụng với axit thông thường là áp dụng tính toán theo phương trình hóa học:

+ Bước 1: Xử lí số liệu đề bài cho và viết phương trình phản ứng hóa học.

+ Bước 2: Đặt ẩn, lập hệ phương trình (nếu cần).

+ Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài.

Ngoài ra, có thể phối hợp các phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố …

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống