63 câu Trắc nghiệm Hóa học 12 Chương 3 có đáp án 2023: Amin, amino axit và protein

Tải xuống 24 8.7 K 59

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu đầy đủ, chi tiết. Giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 12 sắp tới.

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chương 3 có đáp án: Amin, amino axit và protein

Trắc nghiệm Amin có đáp án – Hóa học lớp 12

Bài 1: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

A. 5.     B.4.     C. 3.     D.2.

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ X: C3H9N (4 cấu tạo)

Bài 2: Trung hòa hòàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là

A. H2NCH2CH2CH2NH2.     B. CH3CH2CH2NH2.

C. H2NCH2NH2.     D. H2NCH2CH2NH2.

Đáp án: D

Xét amin 2 chức: R(NH2)2 + 2HCl → R(NH3Cl)2

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ R +16.2 =60 ⇒R = 28 (C2H4) ⇒ X : C2H4(NH2)2

Bài 3: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO2, 0, 24 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam H2O. Công thức của X là

A. C4H9N.    B. C3H7N.    C.C2H7N.    D. C3H9N.

Đáp án: D

Sơ đồ phản ứng: CxHyN + O2 → N2 + CO2 + H2O

Bảo toàn nguyên tố N:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn nguyên tố C:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn nguyên tố H:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Suy ra X: C3H9N

Bài 4: Cho chất hữu cơ X có công thức phântử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là.

A. 85.     B. 68.     C. 45.     D. 46.

Đáp án: C

Sơ đồ phản ứng: CxHyN + O2 → N2 + CO2 + H2O

Bảo toàn nguyên tố N:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn nguyên tố C:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn nguyên tố H:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Suy ra X: C3H9N

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

A. C2H4 và C3H6.    B. C3H6 và C4H8.

C. C2H6 và C3H8.    D. C3H8 và C4H10.

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

VH2O = 750 -350 = 400 ml

Nếu hidrocacbon là ankan:

Vankan + Vamin = VH2O – (VCO2 + VN2) = 400 - 350 = 50ml ≠ 100ml → Loại

⇒ Hidrocacbon là anken CnH2n

Bảo toàn nguyên tố H: nH amin + nH anken = 50.9 + 50.2n = 2nH2O = 2. 400 = 800 ⇒ n = 3,5

⇒ hai anken C3H6 và C4H8

Bài 6: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X ?

A. đimetylamin    B. benzylamin     C. metylamin     D. anilin

Đáp án: D

Bài 7: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ .?

A. anilin, metylamin, amoniac    B. anilin, amoniac, metylamin

C. amoniac, etylamin, anilin     D. etylamin, anilin, amoniac

Đáp án: B

Bài 8: Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong phân từ anilin bằng

A. 18.67%.    B. 12,96%.   C. 15,05%.    D. 15,73%.

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bài 9: Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là

A. 2.     B. 3.     C. 4.     D. 1.

Đáp án: A

Đặt công thức amin là: RNH2

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

MRNH2 = 59 ⇒ R = 59 -16 = 43 (C3H7)

Công thức amin: C3H7NH2 (2 cấu tạo bậc 1)

Bài 10: Cho 10 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HC1 1M, thuđược dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 80.     B. 320.     C. 200.     D. 160.

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

 

Bài 11: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

A. CnH2nN.     B. CnH2n+1N.

C. CnH2n+3N.     D. CnH2n+2N.

Đáp án: C

Bài 12: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một ?

A. (CH3)3N.     B. CH3NHCH3.

C. CH3NH2.     D. CH3CH2NHCH3.

Đáp án: C

Bài 13: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?

A. phenylamin     B. metylamin

C. đimetylamin     D. trimetylamin

Đáp án: C

Bài 14: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba ?

A.(CH3)3N     B. CH3-NH2

C. C2H5-NH2     D. CH3-NH-CH3

Đáp án: A

Bài 15: Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N là:

A. 2.    B. 3.     C. 4.     D. 5.

Đáp án: C

CH3CH2CH2NH2; CH3CH(CH3)NH2; CH3CH2NHCH3; (CH3)3N

Bài 16: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:

A. 3.    B. 5.     C. 2.     D. 4.

Đáp án: D

CH3-C6H4-NH2(o,m,p); C6H5CH2NH2

Trắc nghiệm Amino axit có đáp án – Hóa học lớp 12

Bài 1: Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 125 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là

A.0,45.     B.0,60.    C.0,35.     D. 0,50.

Đáp án: A

nNaOH = nH+ = nOH+ = 0,1.2 + 0,125.2 = 0,45 mol

Bài 2: Cho 7,35 gam axit glutamic phản ứng với 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 250 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là

A. 16,64.    B. 19,04.    C. 17,74.    D. 18,14.

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

nH2O = nH+= 0,05.2 + 0,14 = 0,24 mol

bảo toàm khối lượng ⇒ m= 7,35 + 0,14.36,5 +0,25.40 – 0,24.18 = 18.14 gam

Bài 3: Cho 0,04 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 7,34 gam muối khan. Mặt khác 0,04 mol X tác dụng vừa đủ với 80 gam durig dịch NaOH 4%. Công thức của X là

A. H2NC3H6COOH.    B. H2NC2H3(COOH)2.

C (H2N)2C3H5COOH.    D. H2NC3H5(COOH)2.

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

0,04n = 0,1.0,4 ⇒ n = 1 ;

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

nH+ = nOH- Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒m = 2 ⇒ R + 16 + 45.2 = 147

⇒ R = 41 (C3H5) ⇒X: H2NC3H5(COOH)2

Bài 4: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

A. 9,524%.    B. 10,687%.

C. 10,526%.    D. 11,966%.

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

nH2O = nH+=nOH- = 0,1.2+0,1.2=0,4 mol ⇒a+3a=0,4 ⇒a=0,1

Bảo toàn khối lượng: mX + mH2SO4 + mNaOH + mKOH = mMuối + mH2O

⇒ mX + 0,1. 98 + 0,1. 40 + 0,3. 56 = 36,7 + 0,4. 18

⇒ mX = 13,3 gam

Có: mN = 0,1. 14 = 1,4g

⇒ %mN = 10,526%

Bài 5: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là

A. 7,2.     B. 4.8.    C. 5.6.     D. 6,4

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bài 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng ?

A. axit a-aminopropionic    B. axit a,e-điaminocaproic

C. axit a-aminoglutaric    D. axit aminoaxetic

Đáp án: C

Bài 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.

B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,

C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.

D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.

Đáp án: C

– Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất rắn

- Thành phần chính của bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic

- Các amino axit thiển nhiên hầu hết là các α- amino axit

Bài 8: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 16,95 gam muối. Giá trị của m là

A. 16,95.    B. 11,25.    C, 13,05.    D. 22,50.

Đáp án: B

H2NCH2COOH + KOH → H2NCH2COOK +H2O

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bài 9: Amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 15 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 22,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2COOH.    B. CH3CH2CH(NH2)COOH.

C. H2NCH2CH2COOH.    D. CH3CH(NH2)COOH. 

Đáp án: A

H2N-R-(COOH)X + HCl → ClH3N-R-(COOH)X

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ X: H2NCH2COOH

Bài 10: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 8,9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,1 gam muối khan. Công thức của X là

A. H2NC2H4COOH.     B. H2NCH2COOH.

C. H2NC3H6COOH.    D. H2NC4H8COOH.

Đáp án: A

H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa +H2O

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ R + 61 = 89

⇒ R = 28 (C2H4) ⇒ X: H2NC2H4COOH

Bài 11: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức

A. cacboxyl và hiđroxyl.    B. hiđroxyl và amino,

C. cacboxyl và amino.     D. cacbonyl và amino.

Đáp án: C

Bài 12: Công thức của glyxin là

A. CH3NH2.     B. H2NCH(CH3)COOH,

C. H2NCH2COOH.    D. C2H5NH2.

Đáp án: C

Bài 13: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 2 và 2.    B. l và 2.    C 2 và l.     D. 1 và 1.

Đáp án: B

Bài 14: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là

A.2.    B. 4.    C. 3.    D. 1.

Đáp án: A

Bài 15: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2 là

A. 3.            B.4.

C. 5.     D. 6.

Đáp án: C

H2NCH2CH2CH2COOH; CH3CH(NH2)CH2COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH; H2NCH(NH3)CH2COOH; (CH3)2C(NH2)COOH

Bài 16: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

A. dung dịch alanin    B. dung dịch glyxin

C. dung dịch lysin    D. dung dịch valin

Đáp án: C

Trắc nghiệm Peptit và protein có đáp án – Hóa học lớp 12

Bài 1: Cho các phát biểu sau :

(a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit.

(b) Tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.

(c) Trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 3 liên kết peptit.

(d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là đipeptit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A 4.    B. 3.    C. 1.    D. 2.

Đáp án: D

Bài 2: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,25.    B. 21,90.    C. 23,70.    D. 21,85.

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12 Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn khối lượng ⇒ m = 14,6 + 0,1.18 + 0,2.36,5 = 23,7 gam

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam Gly-Gly, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 20.     B. 10.     C.30.    D. 40.

Đáp án: A

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,05.4 = 0,2 mol

⇒ m = 20 gam

Bài 4: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

A. 20,15.    B. 31,30.    C. 23,80.    D. 16,95.

Đáp án: B

Y là NH4OOC-COONH4; Z là Gly- Gly

NH4OOC-COONH4 + 2 NaOH → NaOOC-COONa + 2NH3↑ + 2H2O

nNH3 = 0,2 mol ⇒ nNH4OOC-COONH4 = 0,1 mol

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

m = 0,1. 90 + 0,2. (75 + 36,5) = 31,3 gam

Bài 5: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 peptit mạch hở X, Y và Z bằng dung dịch NaOH, thu được 22,55 gam hỗn hợp các muối natri của glyxin, alanin và valin. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam thì cần 17,64 lít khí oxi (đktc), thu được 0,8 gam H2O. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ?

A. 16     B.13     C.14     D. 15

Đáp án: A

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn khối lượng: m = 22,55 + 0,075.18 – 0,2.40 = 15,9 gam

Bài 6: Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit mạch hở X (được tạơ nên từ hai a-amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 19,14 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 13,02 gam X bằng dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,59.    B. 21,75.     C. 15,18.    D. 24,75.

Đáp án: B

Bài 7: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 60.     B. 30.     C. 15.    D. 45.

Đáp án: A

Y: CxH2x-1N3O4 ( 0,05 mol)

⇒ (0,05x).44 + 0,05.(2x - 1),9 = 27,45 ⇒ x =9

⇒ Y là Ala-Ala-Ala ⇒ X là Ala-Ala: 0,1 mol

⇒ nCaCO3 = nCO2= 0,1.6 = 0,6

⇒ m = 0,6.100 = 60 gam

Bài 8: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH.

Đáp án: B

Bài 9: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Val-Ala-Gly, thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly ?

A. 1    B. 3    C. 2    D. 4

Đáp án: C

Bài 10: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-C00HCl-.

C. 3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.

Đáp án: C

Bài 11: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

A. 5.    B. 3.    C. 2.    D. 4.

Đáp án: D

Bài 12: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ?

A. Ala-Gly.    B. Ala-Ala-Gly-Gly.

C. Ala-Gly-Gly.    D. Gly-Ala-Gly.

Đáp án: A

Bài 13: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A.4.    B. 1.    C. 3.    D. 2.

Đáp án: A

Gly-Gly; Ala-Ala; Gly-Ala; Ala-Gly

Bài 14: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Trong phân từ đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân,

C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Protein đorn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.

Đáp án: A

Trong phân tử đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit

Bài 15: Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A.25,2.     B.31,2.    C. 27,9.     D. 30,9.

Đáp án: B

MGly-Ala = 75 + 89 -18 = 146;

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

m = mGly-Ma + mAla-Na = 0,15.(97+111) = 31,2 gam

Bài 16: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

A. 100.     B. 178.    C. 500.    D. 200.

Đáp án: D

Protein X → nAlanin

nX = 500/50000 = 0,01 mol

⇒ nalanin = 0,01n = 178/89 = 2

⇒ n = 200

Trắc nghiệm Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein có đáp án – Hóa học lớp 12

Bài 1: Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?

A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm.

B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước.

C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước.

D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit.

Đáp án: B

Để rửa được anilin thì cần dùng axit để pư xảy ra

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

→ Sau đó rửa bằng nước để C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin

Bài 2: Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí)

A. NaOH, HCl.      B. H2O, CO2.

C. Br2, HCl.      D. HCl, NaOH.

Đáp án: A

Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen: Cho NaOH vào hỗn hợp trên, lắc đều rồi để cho dung dịch phân lớp và đem chiết lấy phần dung dịch ở dưới là hỗn hợp gồm C6H5ONa và NaOH dư ( do anilin và benzen không phản ứng không tan trong nước nên ở lớp trên) cho hỗn hợp vừa chiết qua HCl dư thì thu được phenol kết tủa

PT: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Bài 3: Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 81,54      B. 66,44

C. 111,74      D. 90,6

Đáp án: A

nAla = 0,32 mol; nAla–Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nAla + 2 nAla–Ala + 3 nAla-Ala–Ala = 4nAla-Ala-Ala-Ala

⇒ nAla-Ala-Ala-Ala = (0,32 + 0,2. 2 + 0,12. 3)/4 = 0,27 mol

⇒ m = 0,27. (89. 4 - 18. 3) = 81,54 gam

Bài 4: Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là:

A. Hồ tinh bột

B. Anilin

C. Phenol lỏng

D. Lòng trắng trứng

Đáp án: B

A nilin là chất lỏng, ít tan trong nước nên phân lớp trong nước. Anilin tác dụng với HCl tạo ra muối tan C6H5NH3Cl, muối này tác dụng với NaOH giải phóng anilin nên sau khi tác dụng với NaOH dung dịch lại phân lớp.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là :

A. 58,5 gam      B. 60,3 gam

C. 71,1 gam      D. 56,3 gam

Đáp án: B

nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol

mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2

⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol

⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol

mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam

Bài 6: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:

A. 73,08.    B. 133,32    C. 66,42    D. 61,56

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

nGly-Gly-Gly-Gly = a mol

⇒4a = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3⇒ a = 0,27

⇒ m = 0,27(75,4 - 18.3) = 66,42 gam

Bài 7: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là:

A.9. B. 6.    C.7.    D. 8.

Đáp án: C

X: (H2N)nR(COOH)m ( 0,15 mol) ⇒ 0,15m = 0,3 ⇒ m= 2

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ R = 16n + 45.2 = 133

⇒ R + 16n = 43 ⇒ n = 1; R = 27 (C2H3) ⇒ X: H2NC2H3(COOH)2

Bài 8: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

A. 26 gam.    B. 30 gam.    C. 40 gam.    D. 20 gam.

Đáp án: A

nN = nH+ = 0,06 mol ⇒ mN = 0,06.14 = 0,84 gam ⇒ mO = 3,2 gam

mX = 12nCO2 + 2nH2O + 3,2 + 0,84 = 7,66 gam ⇒ 12nCO2 + 2nH2O = 3,62 (1)

Bảo toàn khối lượng: 44nCO2 + 18nH2O + 0,84 = 7,66 + 0,285.32

⇒ 44nCO2 + 18nH2O = 15,94 (2)

(1),(2) ⇒nCO2 = 0,26 mol⇒ m = 0,26.100 = 26 gam

Bài 9: Peptit có CTCT    như    sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là

A. Ala-Ala-Val.

B. Ala-Gly-Val.

C. Gly-Ala-Gly.

D. Gly-Val-Ala.

Đáp án: B

Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CO-NH:

H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH

⇒ Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val

Bài 10: Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :

A. 28,6 gam.      B. 22,2 gam.

C. 35,9 gam      D. 31,9 gam

Đáp án: C

Áp dụng bảo toàn khối lượng:

mpeptit + mNaOH = mrắn + mH2O

mrắn = 0,1. 217 + 0,4. 40 – 0,1. 1,8 = 35,9

Bài 11: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?

A. glyxin    B. metylamin    C. axit axetic    D. alanin

Đáp án: B

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2 ?

A. xenluloza    B. protein    C. chất béo    D. tinh bột

Đáp án: B

Bài 13: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH tăng dần là

A. (3), (1), (2).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (1).

D. (2), (1), (3).

Đáp án: D

Bài 14: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án: A

Bài 15: Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 33,38.    B. 16,73.    C. 42,50.    D. 13,12.

Đáp án: C

H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ nHCl = 2.0,25 = 0,5 mol

Bảo toàn khối lượng: m = 24,25 + 0,5.36,5 = 42,5 gam

Tài liệu có 24 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống