Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12

Tải xuống 7 22.7 K 257

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về chương 2 CACBOHIDRAT Môn Hóa Học Lớp 12, tài liệu bao gồm 7 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT

PHẦN 1. TÓM TẮC LÍ THUYẾT

Cacboh đrat

Monosaccarit

Đisaccarit

Polisaccarit

Glucozơ

Fructozơ

Saccarozơ

Mantozơ

Tinh bột

Xenlulozơ

Công thức

phân tử

C6H12O6

C6H12O6

C12H22O11

C12H22O11

(C6H10O5)n

(C6H10O5)n

CTCT

CH2OH[CHOH]

CH2OH[CHO

C6H11O5 – O

C6H11O5 –

 

[C6H7O2(O

thu gọn

4CHO

H]3COCH2OH

C6H11O5

O

H)3]

 

 

 

 

C6H11O5

 

 

 

 

 

Đặc điểm cấu tạo

- có nhiều nhóm

–OH kề nhau.

- có nhiều nhóm –OH kề nhau.

- có nhiều nhóm –OH kề nhau.

- có nhiều nhóm –OH kề nhau.

 

- có 3 nhóm –OH kề nhau.

- có nhóm - CHO

- Không có nhóm -CHO

-Từ hai gốc α-glucozo

và β-frutozo

-Từ hai gốc α-

glucozo

- Từ nhiều mắt xích α-

glucozo

- Từ nhiều gốc

β-glucozo

 

 

 

Trong dd mở xòng tạo nhóm

CHO

-Mạch xoắn

- Mạch thẳng.

Tính

 

 

 

 

 

 

chất

Ag(NO)3/NH3

Ag(NO)3/NH3

Ag(NO)3/

HH

 

 

NH3

1. Tính

 

 

 

chất

 

 

 

anđehit

 

 

 

2. Tính chất ancol đa

chức.

 

- Cu(OH)2

 

- Cu(OH)2

 

- Cu(OH)2

 

 

 

3. Phản

- chuyển hóa

- chuyển hóa

Cho α-

Cho α-

Cho gốc

Cho gốc

ứng

thành fructozo

thành glucozơ

glucozo và

glucozo

α-glucozo

β-glucozo

thủy

 

 

β- fructozo

 

 

 

phân.

 

 

 

 

 

 

4. Tính chất khác

- Có phản ứng lên men rượu

 

 

 

- Phản ứng màu với I2.

- HNO3/ H2SO4


PHẦN 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ĐỀ THPTQG

DẠNG 1: LÝ THUYẾT

Câu 1. Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 1.                                  B. 4.     

C. 3.                                  D. 2.

Câu 2. Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hóa học chung là

A. phản ứng với nước brom.               

 B. có vị ngọt, dễ tan trong nước.

C. tham gia phản ứng thủy phân.      

D. hòa tan Cu(OH)2 điều kiện thường.

Câu 3. Chất không thủy phân trong môi trường axit là

A. Xenlulozơ                   B. Glucozơ.   

C. Saccarozơ.                  D. Tinh bột.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?

A.  Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nhành thì có kết tủa xuất hiện.

B.  Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.

C.  Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

D.  Tinh bột là lương thực của con người.

Câu 5. Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, fructozơ, metyl fomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. 7.                                  B. 4.     

C. 6.                                  D. 5.

Câu 6. Cho một số tính chất sau:

(1) Có dạng sợi.                 

(2) Tan trong nước.

(3) Tan trong nước Svayde.       

(4) Tác dụng với axit nitric (xt H2SO4 đặc).

(5) Có phản ứng tráng bạc   

.(6) Bị thủy phân trong axit khi đun nóng.

Các tính chất của xelulozơ là

A. (1), (2), (4), (5).         B. (2), (3), (5), (6).         

C. (1), (3), (4), (6).         D. (1), (3), (5), (6).

Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về glucozơ và fructozơ?

A.  Đều làm mất màu nước Br2.

B.  Đều có công thức phân tử C6H12O6.

C.  Đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

D.  Đều tác dụng với H2 xúc tác Ni, t0.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Saccarozơ làm mất màu nước brom.

B.  Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, xoắn vào nhau tạo thành sợi xenlulozơ.

C.  Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D.  Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 9. Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X không làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là

A. Glucozơ.                     B. Fructozơ.  

C. Saccarozơ.                  D. Tinh bột.

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: Tinh bột  X  Y  CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. glucozơ và etanal.                

B. glucozơ và etanol.

C. fructozơ và etanol.          

D. saccarozơ và etanol.

Câu 11: Thành phần chính của thuốc nổ không khói là xenlulozơ trinitrat. Công thức của Xenlulozơ trinitrat là

A. [C6H7O2(NO2)3]n .   

B. [C6H7O3(ONO2)2]n .

C. [C6H7O3(ONO2)3]n .           

D. [C6H7O2(ONO2)3]n .

Câu 12: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 4.                                  B. 2.        

C. 3.                                  D. 5.

Câu 13. Trong dung dịch, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu (OH) ở nhiệt độ thường là

A. Glucozơ                      B. Axit axetic   

C. Ancol etylic                D. Saccarozơ

Câu 14. Saccarozơ và axit fomic đều có phản ứng:

A. Thủy phân trong môi trường axit.                      B. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Với AgNO3 trong dung dịch NH3.                     D. Với dung dịch NaCl.

Câu 15 Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây?

A. Glucozơ.                     B. Fructozơ.       

C. Saccarozơ.                  D. Mantozơ.

Hướng dẫn:

Câu 1. Chọn C.

Chất tham gia phản ứng thủy phân là saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Câu 2. Chọn D. Câu 3. Chọn B. Câu 4. Chọn C. Câu 5. Chọn D.

Chất tham gia phản ứng tráng gương là glucozơ, axit fomic, andehit axetic, fructozơ, metyl fomat.

Câu 6. Chọn C. Câu 7: Chọn A Câu 8: Chọn C

Câu 9. Chọn đáp án B

Câu 10: Chọn B

Câu 11: Chọn D

Câu 12: Chọn C

Câu 14. Chọn đáp án A

A sai. Axit fomic không bị thủy phân trong môi trường acid.

B đúng. Saccarozơ có nhiều nhóm –OH gắn với C liền kề nên tạo phức được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O

C đúng. Saccarozơ là đường không khử, không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

D đúng. Cả 2 chất đều không phản ứng với NaCl.

Câu 15. Chọn đáp án C

Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong các loại thực vật. Nó là loại đường chính trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt. Hỉện nay, đường Saccarozơ được dùng phổ biến dưới dạng đường mía, đường phèn. 

DẠNG 2. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN, TRÁNG BẠC

Câu 1. Cho m gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của m là

A. 2,70.                             B. 1,35.                             C. 5,40.                             D. 1,80.

Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 32,4.                             B. 16,2.                             C. 21,6.                             D. 43,2.

Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ, thu lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, phản ứng xong thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 43,2.                             B. 24,52.                           C. 34,56.                          D. 54.

Câu 4. Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic (hiệu suất phản ứng lên men là 80%) thu được ancol etylic và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                             B. 11,2.                             C. 5,6.                               D. 8,96.

Câu 5. Thủy phân 51,3 gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp cacbohiđrat X. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 34,56.                          B. 16,44.                          C. 51,84.                          D. 38,88.

Câu 6. Thủy phân 27,36 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75%. Axit hóa dung dịch sau phản ứng, sau đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng (dư) thu được lượng kết tủa là

A. 25,92 gam.                  B. 17,28 gam.                   C. 12,96 gam.                  D. 30,24 gam.

Câu 7. Thủy phân m gam xenlulozơ trong môi trường axit rồi trung hòa hết lượng axit bằng kiềm. Đun nóng dung dịch thu được với lượng dư AgNO3 trong NH3, tạo ra m gam kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là

A. 50%                             B. 80%                              C. 60%                             D. 75%

Câu 8. Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên cần 53,76 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

A. 52,1.                             B. 35,1.                             C. 70,2.                             D. 61,2.

Câu 9: Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 81% tinh bột, rồi lấy toàn bộ lượng glucozo thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam bạc kim loại. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 50%. Vậy giá trị của m là:

A. 5,0 gam                        B. 20,0 gam                      C. 2,5 gam                        D. 10,0 gam

Hướng dẫn:

Câu 1. Chọn A. 

Câu 2: Chọn đáp án D

Câu 3. Chọn A.

Câu 4. Chọn D.

Câu 5. Chọn D.

Câu 6. Chọn đáp án A

Xem thêm
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 2 Cacbonhidrat Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống