Lí thuyết Amin, amino axit môn Hóa học lớp 12

Tải xuống 3 6.6 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về Lí thuyết Amin, amino axit môn Hóa học lớp 12, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

LÍ THUYẾT AMIN + AMINO AXIT

1. AMIN 

CÂU 1: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái qua phải là:

A.  CH3NH2, NH3, C6H5NH2.   

B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.       

D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.

CÂU 2: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất?

A. NH3.           

B. CH3CONH2.      

C. CH3CH2CH2OH.

D. CH3CH2NH2.

CÂU 3: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

A. anilin.                    B. metylamin.   

C. amoniac.               D. đimetylamin.

CÂU 4: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. C6H5NH2.              B. NH3.       

C. CH3CH2NH2.        D. CH3NHCH2CH3.

CÂU 5: Anilin (C6H6NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với:

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch NaOH.  

C. Dung dịch NaCl.

D. Nước Br2.

CÂU 6: Có thể dùng chất nào sau đây để rửa sạch anilin ở đáy ống nghiệm?

A. NH3           .           B. Nước brom.      

C. Giấm ăn.               D. NaOH.

CÂU 7: Khi làm thí nghiệm với anilin xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch loãng nào sau đây?

A. dung dịch HCl.     B. dung dịch NH3.   

D. dung dịch NaCl. C. nước vôi trong.

CÂU 8: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.          

B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.

C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.                

D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

CÂU 9: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin),

C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 8.                            B. 6.           

C. 5.                            D. 7.

CÂU 10: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5.                            B. 4.           

C. 3.                            D. 2.

2. AMINO AXIT

Câu 1: Axit glutamic (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất

A.  Chỉ có tính axit           B. Chỉ có tính bazo  

C. Lưỡng tính                  D. Trung tính

Câu 2: Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit ?

A. 2                                   B. 3      

C. 4                                   D. 5

Câu 3: Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit , chỉ cần cho pứ với

A. NaOH                           B. HCl     

C. CH3OH/HCl                D. HCl và NaOH

Câu 4: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là:

A. CH3NH2                   

B. C6H5ONa

C. H2N – CH2 – CH(NH2) – COOH  

D. H2NCH2COOH

Câu 5: Axit amino axetic không tác dụng với chất:

A. CaCO3                              B. H2SO4 loãng          

C. KCl                                     D. CH3OH

Câu 6: Aminoaxit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì :

A. Aminoaxit là chất lưỡng tính                       

B. Aminoaxit chức nhóm chức – COOH

C. Aminoaxit chức nhóm chức – NH2            

D. Tất cả đều sai

Câu 7: Chất X có CT là C3H7O2N . X có thể tác dụng với NaOH , HCl và làm mất màu dd Br. CT của X là:

A. CH2 = CH COONH4                       

B. CH3CH(NH2)COOH

C. H2NCH2CH2COOH                              

D. CH3CH2CH2NO2

Câu 8: Cho các phản ứng:

H2N - CH2 - COOH + HCl → H3N+- CH2 – COOHCl-

H2N - CH2 - COOH + NaOH → H2N - CH2 - COONa + H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic

A. có tính chất lưỡng tính.                

B. chỉ có tính axit.

C. chỉ có tính bazơ.                        

D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 9: Những chất nào sau đây lưỡng tính :

A. NaHCO3                      B. H2N-CH2-COOH     

C. CH3COONH4              D. Cả A, B, C

Câu 10: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N . Biết:

X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl

Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

A.  H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

B.  CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

C.  H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH

D.  CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH

Câu 11: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

A. axit β-aminopropionic          

B. mety aminoaxetat

C. axit α- aminopropionic               

D. amoni acrylat

Câu 12: Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là :

A. C4H9O2N                     B. C3H5O2N   

C. C2H5O2N                     D. C3H7O2N

Câu 13: Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:

A. CH3 – CH2 – COOH              

B. H2N – CH2 – COOH

C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH         

D. CH3 – CH(NH2) – COOH

Câu 14: Cho dung dịch chứa các chất sau :X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2 – COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.

Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?

A. X1, X2, X5                 B. X2, X3, X4   

C. X2, X5                         D. X1, X3, X5

Câu 15: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTCT phù hợp của X ?

A. CH3COOCH2NH2       B. C2H5COONH4.     

C. CH3COONH3CH3       D. Cả A, B, C

Câu 16: Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là :

A.  X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)

B.  X(CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)

C.  X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)

D.  X (CH2NH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)

Câu 17: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :

A.  Glixin (CH2NH2-COOH)

B.  Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)

C.  Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)

D.  Natriphenolat (C6H5ONa)

Câu 18: Chất nào sau đây đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

A. C2H3COOC2H5      

B. CH3COONH4

C. CH3CH(NH2)COOH         

D. Cả A, B, C

Câu 19: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch hỗn hợp dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?

(1) H2N - CH2 – COOH;                            

(2) Cl - NH3+ . CH2 – COOH;

(3) NH2 - CH2 – COONa                      

(4) H2N- CH2-CH2-CHNH2- COOH;

(5)   HOOC- CH2-CH2-CHNH2- COOH

A. (2), (4)                         B. (3), (1)       

C. (1), (5)                         D. (2), (5).

Câu 20: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

A. 85                                 B. 68              

C. 45                                 D. 46

Câu 21: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

A. CH3OH và CH3NH2         

B. C2H5OH và N2

C. CH3OH và NH3                    

D. CH3NH2 và NH3

Câu 22: Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.

A.  Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc , dùng dd NaOH

B.  Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2

C.  Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH

D.  Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH

Xem thêm
Lí thuyết Amin, amino axit môn Hóa học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Lí thuyết Amin, amino axit môn Hóa học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Lí thuyết Amin, amino axit môn Hóa học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống