Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12

Tải xuống 5 21.8 K 204

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12, tài liệu bao gồm 5 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TỔNG ÔN: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

PHẦN 1. TÓM TẮC LÍ THUYẾT

1. KHÁI NIỆM Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. Vd : polietilen: (CH2 - CH2 )n , xenlulozơ : (C6H10O5)n 2.Phân loại :

a.  Theo nguồn gốc :

Polime tổng hợp (vd : polietilen, PVC, PS , cao su buna ….);

Polime thiên nhiên (vd : tinh bột , xenlulozơ , tơ tằm , tơ nhện …) ;

Polime bán tổng hợp (vd :tơ visco , tơ xenlulozơaxetat … )

b.Theo cách tổng hợp : Polime trùng hợp(vd: polipropilen); Polime trùng ngưng (vd : nilon-6,6)

c.  Theo đặc điểm cấu trúc :

Polime mạch không phân nhánh : vd : polietilen, PVC, PS , amilozơ (tinh bột) , xenlulozơ , tơ tằm …

Polime mạch phân nhánh . vd: amilopectin (tinh bột) , glicogen …

Polime mạng không gian . vd: cao su lưu hóa , nhựa bakelit …

3.  TCVL:   

- Hầu hết là chất rắn , không bay hơi , không có nhiệt độ nóng chảy xác định …

Không tan trong các dung môi thông thường …

1 số có tính dẻo , 1 số có tính đàn hời , 1 số có thể kéo sợi … Chất nhiệt dẻo(polime nóng chảy, để nguội thành rắn); Chất nhiệt rắn(polime không nóng chảy, mà bị phân hủy) .

4 . Phướng pháp điều chế :

a.  Phản ứng trùng hợp : Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ ( monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn ( polime) .

ĐK : monome có liên kết bội hoặc vòng kém bền .

b.  Phản ứng trùng ngưng : Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ ( monome) thành phân tử lớn ( polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác vd : H2O .

ĐKcần : monome có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng .

MỘT SỐ VẬT LIỆU POLIME .

1.  Chất dẻo:

* Chất dẻo là những chất liệu polime có tính dẻo.

- Thành phần: + Polime

                           + Chất độn, chất hoá dẻo, chất phụ gia.

*Vật liệu Com pozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không hoà tan vào nhau.

Thành phần: +Chất nền (polime)

+ Chất độn, sợi bột (silicat), bột nhẹ (CaCO3 )

Một số polime dùng làm chất dẻo: ( học thuộc CTCT và monome tạo thành nó )

Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (ảnh 1)

2.  Tơ: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh, độ bền nhất định.

Phân loại: có 2 loại

*Tơ tự nhiên: vd : Len, tơ tằm, bông

*Tơ hoá học:

+ Tơ tổng hợp: Chế tạo từ polime tổng hợp: tơpoliamit, vinylic

+ Tơ bán tổng hợp: (tơ nhân tạo): chế tạo từ polime thiên nhiên như tơ visco, xenlulozơ axetat.

Một số loại tơ tổng hợp thường gặp:

Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (ảnh 2)

3.Cao su: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

Phân loại: Có 2 loại (cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp).

a/ Cao su thiên nhiên: lấy từ mủ cây cao su

Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (ảnh 3)

PHẦN 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ĐỀ THPTQG

DẠNG 1: LÝ THUYẾT

Câu 1. Polime nào dưới đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Polietilen.                   B. Nilon-6,6.      

C. Xenlulozơ trinitrat.    D. Nilon-6.

Câu 2. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 2.                                  B. 3.     

C. 5.                                  D. 4.

Câu 3. Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là

A. Polietilen.             

B. Poli(vinyl clorua).

C. Nilon 6-6.          

D. Cao su thiên nhiên.

Câu 4. Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

A. C, H, O.                       B. C, H, Cl.      

C. C, H, N.                       D. C, N, O.

Câu 5. Polime được sử dụng để sản xuất

A.  chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán.

B.  phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

C.  dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật.

D.  gas, xăng dầu, nhiên liệu.

Câu 6. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. Tơ nitron.                    B. Tơ lapsan.    

C. Tơ axetat.                    D. Tơ capron.

Câu 7. Có các chất sau: tơ capron, tơ lapsan, tơ nilon 6-6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH- CO?

A. 6.                                  B. 3.      

C. 5.                                  D. 4.

Câu 8. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là

A. Poliacrylonitrin.             

B. Poli(etylen terephtalat).

C. Polietilen.                      

D. Poli(vinyl clorua).

Câu 9. Nhóm vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polime thiên nhiên?

A. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.                          B. Cao su isopren, nilon-6,6, keo dán gỗ.

C. Tơ visco, cao su buna, keo dán gỗ.                    D. Tơ visco, tơ axetat, phim ảnh.

Câu 10. Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây:

Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4.

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để nguội.

Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng các ống nghiệm 1', 2', 3', 4'. Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3', 4'.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ống 1' không có hiện tượng.               

B. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng.

C. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng.     

D. Ống 4' xuất hiện màu xanh lam.

Câu 11. Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Polietilen.                   B. Tinh bột.      

C. Polistiren.                   D. Polipropilen.

Hướng dẫn:

Câu 1. Chọn A.

Câu 2. Chọn B.

Tơ tổng hợp trong dãy các tơ trên là tơ capron, tơ nitron, tơ nilon-6,6.

Câu 3. Chọn B. Câu 4. Chọn C. Câu 5. Chọn D. Câu 6. Chọn A. Câu 7. Chọn B.

Những polime có chứa liên kết amit là tơ capron, tơ nilon 6-6; protein.

Câu 8. Chọn B. Câu 9. Chọn D. Câu 10. Chọn D.

- Hiện tượng:

+ Ống 1’: không có hiện tượng gì

+ Ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng

+ Ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng

+ Ống 4’: không có hiện tượng

- Giải thích:

+ Ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng: (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

+ Ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit…. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.

Câu 11. Chọn B. 

DẠNG 2: BÀI TẬP TÍNH TOÁN

Câu 1. Tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) từ axit và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%. Khối lượng của axit cần dùng là

A. 103,2 kg.                     B. 160 kg.          

C. 113,52 kg.                   D. 430 kg.

Câu 2: Hai đoạn mạch polime là nilon-6,6 và tơ nitron có khối lượng phân tử lần lượt là 56500 đvC và 23850 đvC. Số mắt xích trong các đoạn mạch đó lần lượt là

A. 250 và 500.                 B. 275 và 350.  

C. 250 và 450.                 D. 300 và 450

Câu 3: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta - 1,3 - đien và stiren thu được một loại polime A là cao su Buna – S. Đem đốt một mẫu A, thấy số mol O2 phản ứng bằng 1,325 lần số mol CO2 sinh ra.

Nếu cho 19,95 gam A tác dụng hết với dung dịch brom thì có bao nhiêu gam brom tham gia phản ứng?

A. 39,90.                          B. 36,00.     

C. 30,96.                          D. 42,67.

Câu 4. Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là

A. 1460.                           B. 1544.       

C. 1454.                           D. 1640.

Câu 5. Nilon-6,6 có phân tử khối là 27346 đvC. Hệ số polime hóa của nilon-6,6 là

A. 152.                              B. 121.     

C. 114.                              D. 113.

Câu 6: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ (C6H10O5)n là 162000 đvC. Giá trị của n là

A. 8000.                           B. 9000.       

C. 10000.                         D. 7000.

Câu 7: Khối lượng của một đoạn mạch polietilen là 7000 đvC và của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 23052 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch polietilen và đoạn mạch tơ nilon-6,6 lần lượt là

A. 155 và 102.                 B. 250 và 102.   

C. 250 và 204.                 D. 145 và 204.

Câu 8. Trùng hợp m (tấn) etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,25                              B. 2,00     

C. 0,80                              D. 1,80

Câu 9: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acylonitrin thu được một loại caosu Buna- N chứa 8,69% nitơ về khối lượng. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và acylonitrin trong cao su đó là

A. 1 : 2.                             B. 1 : 1.       

C. 2 : 1.                             D. 3 : 1.

Câu 10: Từ tinh bột điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:

Tinh bột ® glucozơ ® ancol etylic ® but-1,3-đien ® cao su buna

Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su buna thì khối lượng tinh bột cần dùng là

A. 96,4 kg.                       B. 129,6 kg.    

C. 108,8 kg.                     D. 181,2 kg.

Câu 11: Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là

A. 60%.                            B. 80%.       

C. 75%.                            D. 85%.

Xem thêm
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Tổng Hợp Lý Thuyết Chương 4 Polime Môn Hóa Học Lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống