Giáo án Sinh học 9 Bài 56, 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương mới, chuẩn nhất

Tải xuống 2 1.8 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 56, 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 56, 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương

I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:

1.Kiến thức:

  • Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
  • Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích làm việc theo nhóm.

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường

II/ Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Giấy bút. Kẻ bảng 56.1, 56.2 , 56.3SGK.

2.Học sinh: Kẻ bảng 56.1, 56.2, 56.3 SGK ra giấy A4

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV cho HS điều tra tình hình ô nhiễm tại nơi sản xuất, quanh nơi ở, chuồng trại chăn nuôi, kho cất giữ thuốc bảo vệ thực vật.

- GV gợi ý HS: Cần xác định được các thành phần của hệ sinh thái nơi điều tra (yếu tố vô sinh, hữu sinh) và mối quan hệ giữa môi trường với con người.

- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK/170.

+ Tìm hiểu nhân tố vô sinh và hữu sinh.

+ Con người đã có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường ?

+ Lấy ví dụ minh họa.

- GV hướng dẫn nội dung bảng 56.2 SGK/171.

+ Tác nhân gây ô nhiễm: Rác, phân động vật...

+ Mức độ: Thải nhiều hay ít.

+ Nguyên nhân: Rác chưa xử lí, phân động vật còn chưa ủ thải trực tiếp...

+ Biện pháp khắc phục: Làm gì để ngăn chặn các tác nhân.

- Ví dụ: Ở nông thôn, HS nên chọn môi trường điều tra tác động của con người là Mô hình VAC, nông lâm, ngư nghiệp.

- HS nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ để tiến hành điều tra.

- Mỗi HS độc lập điều tra tình hình ô nhiễm, trao đổi theo nhóm để thống nhất nội dung ghi vào phiếu học tập (Nội dung bảng 56.1, 56.2 SGK).

 

 

 

Hoạt động 2: Điều tra tác động của con người tới môi trường

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

- GV đưa HS đến môi trường mà con người đã tác động, làm biến đổi: Một khu rừng bị chặt phá hoặc bị đốt cháy, hay một khu đất hoang dã được cải tạo thành khu sinh thái VAC hoặc một đầm (hồ) đang bị san lấp...

- Yêu cầu HS điều tra sự tác động của con người tới môi trường.

- GV nhận xét.

- HS thực hiện các bước:

+ Điều tra các thành phần hệ sinh thái trong khu vực thực hành.

+ Điều tra tình hình môi trường trước khi có tác động mạnh của con người (bằng cách phỏng vấn, quan sát khu vực gần kề chưa bị tác động).

+ Phân tích hiện trạng của môi trường và phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.

+ Ghi tóm tắt kết quả thu được vào phiếu học tập (có nội dung bảng 56.3 SGK)

 

4/Củng cố:

  • GV nhận xét đánh giá buổi thực hành
  • Khen các nhóm làm làm tốt, nhắc nhở nhóm còn thiếu sót.

5/ Dặn dò:

-HS về hoàn thiện tư liệu để chuẩn bị cho tiết sau

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 56, 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 56, 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống