Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất

Tải xuống 16 8.1 K 227

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM
PHA CHẾ DUNG DỊCH NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN
1. Tên chủ đề: 
PHA CHẾ DUNG DỊCH NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN
2. Mô tả chủ đề: 
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới có tên gọi Corona (về sau được tổ chức y tế thế giới WHO gọi là Covid – 19) đang diễn biến phức tạp và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Trước tình hình đó, tổ chức Antonio Guterres kêu gọi chính phủ các nước và mọi người cần nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn đại dịch COVID-19 bằng cách tự bảo vệ mỗi cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuản hoặc dung dịch vệ sinh tay và các dụng cụ bằng cồn sát khuẩn với thành phân chính là etanol 90o hoặc rượu isopropylic. Trước tình hình khan hiếm dung dịch sát khuẩn, hầu như các cửa hàng y tế đều hết hàng, các học sinh sẽ vào phòng thí nghiệm tiến hành pha chế dung dịch sát khuẩn theo chỉ dẫn của WHO như sau: 

3. Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng
3.1. Phẩm chất
    Tích cực tìm kiếm thông tin, nghiên cứu về công thức pha chế nước rửa tay đạt chuẩn của WHO.
    Hình thành thói quen chăm sóc tốt sức khỏe cá nhân.
    Hình thành ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự án hợp lí, khoa học.
    Năng lực chung
    Phân tích được tình huống và phát biểu vấn đề cần thiết kế là pha chế nước rửa tay đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh.
    Xác định kiến thức về rượu và pha chế dung dịch.
    Đề xuất giải pháp, thiết kế qui trình pha chế nước rửa tay.
    Thực hiện pha chế thành công nước rửa tay.
    Đánh giá được sản phẩm, quá trình thực hiện và đề xuất cải tiến nước rửa tay.
    Năng lực đặc thù:
Năng lực thuộc lĩnh vực STEM
    Trình bày được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất Hóa học, tính chất vật lí và các ựng dụng của rượu etylic.
    Lập được qui trình thực hiện, pha chế từ các nguyên vật liệu đơn giản.
    Sử dụng được một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Hóa học
    Thực hiện chế tạo thành công dung dịch nước rửa tay theo qui trình đã thiết kế.
4. Thiết bị
    Phương tiện dạy học: bảng, máy tính, máy chiếu.
    Phim, ảnh: Sự lây lan của virus SARV-CoV-2 và những biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ bản thân.
    Phiếu học tập theo mỗi hoạt động.
5. Tiến trình dạy học

    Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Phân tích tình huống, xác định nhiệm vụ “Thiết kế qui trình pha chế nước rửa tay sát khuẩn từ cồn y tế” (10 phút)
A. Mục đích – yêu cầu cần đạt:
Sau hoạt động này, HS có khả năng
    Xác định được nhiệm vụ dự án là thiết kế qui trình pha chế nước rửa tay từ cồn với các yêu cầu:
    Qui trình pha chế rõ ràng, đơn giản, dễ làm.
    Qui trình sử dụng công thức đạt chuẩn của tổ chức Y tế thế giới WHO.
    Sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm trong phòng thí nghiệm trường học và trong cuộc sống.
    Nước rửa tay có mùi thơm.
    Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản phẩm dự án.
B. Nội dung dạy học:
GV trình bày nhu cầu thiết yếu của việc rửa tay và nước rửa tay để phòng chống dịch, từ đó giới thiệu nhiệm vụ của dự án là chế tạo qui trình pha chế nước rửa tay với các yêu cầu được HS và GV xác định.
Thống nhất về yêu cầu cần đạt của bản thiết kế và sản phẩm qui trình pha chế nước rửa tay giữa GV và HS.
Gv hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận xét vào nhật ký học tập.
    Bước 1. Nhận nhiệm vụ
    Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan
    Bước 3. Lập bản phương án thiết kế và báo cáo.
    Bước 4. Làm sản phẩm
    Bước 5. Báo cáo và đánh giá sản phẩm
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bảng yêu cầu cần đạt thiết kế và sản phẩm qui trình pha chế nước rửa tay. 
– Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc của mỗi nhóm.
Nội dung
Hoạt động HS    Hoạt động GV    Công cụ hỗ trợ
Phân tích tình huống, phát biểu vấn đề cần giải quyết    Nghe và ghi lại nội dung tình huống chủ đề STEM    Thông báo tình huống    Phiếu học tập
Phim, ảnh
    - Dựa vào tình huống đặt  ra, nêu nhiệm vụ cần thực hiện, chế tạo sản phẩm gì?
- Lắng nghe câu hỏi hỗ trợ của GV để xác định đúng nhiệm vụ cần thực hiện    - Cho HS phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
- Hỗ trợ HS xác định nhiệm vụ bằng câu hỏi:
+ Những nguyên liệu nào thường được sử dụng để pha chế nước rửa tay?
+ Công thức pha chế nước rửa tay như thế nào đạt chuẩn WHO?
+ Liệu có thể thiết kế được qui trình pha chế nước rửa tay từ phòng thí nghiệm Hóa học của trường chúng ta không?    - Bảng nhóm cho HS ghi chú, phân tích.
Thống nhất tiến trình dự án    - Đề xuất tiến trình thực hiện dự án
- Thống nhất thời gian thực hiện với GV    - Cho HS đề xuất tiến trình dự án
- Chỉnh sửa tiến trình dự án, thống nhất thời gian thực hiện.    - Bảng tiến trình dự án trong phiếu học tập
Thống nhất và lập bảng yêu cầu cần đạt thiết kế, sản phẩm qui trình pha chế nước rửa tay    - Phân tích, đặt những câu hỏi làm rõ yêu cầu cần đạt mà GV đưa ra.
- Bổ sung, những sửa những yêu cầu cần đạt.
- Thống nhất thanh điểm cho các tiêu chí.    - Đề xuất một số yêu cầu cần đạt cho bản thiết kế và cho sản phẩm.
- Chỉnh sửa tiêu chí, thang điểm phù hợp với thống nhất của HS.    - Bảng yêu cầu cần đạt của thiết kế, sản phẩm.
Tìm hiểu một số công thức pha chế nước rửa tay đạt chuẩn WHO    - Tham khảo thông tin, công thức nước rửa tay của tổ chức y tế thế giới WHO.
- Hoạt động nhóm, liệt kê nguyên vật liệu và công thức và tìm hiểu.
- Lắng nghe câu hỏi vấn đề, tìm hiểu vai trò các nguyên vật liệu trong công thức?    - Cho HS xem thông tin về công thức pha chế nước rửa tay do WHO đề xuất.
- Cho HS liệt kê lại công thức vừa tìm hiểu.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu chức năng của rượu và các nguyên liệu trong công thức trên.    - Tài liệu pha chế công thức nước rửa tay của WHO.
- Giấy A4, đề nghị HS thảo luận, ghi lại công thức và nguyên liệu cần sử dụng.
TT    Nội dung    Thời gian    Ghi chú
1    Tiếp nhận nhiệm vụ    10 phút    Kế hoạch dự án, phân nhóm, bầu nhóm trưởng
2    Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan    5 phút    HS làm việc theo nhóm
3    Báo cáo kiến thức, kĩ năng liên quan    5 phút    HS báo cáo tại lớp, poster.
4    Lập phương án thiết kế    10 phút    HS làm việc theo nhóm
5    Trình bày phương án thiết kế    15 phút    HS báo cáo tại lớp
6    Làm sản phẩm theo phương án thiết kế    45 phút    HS làm việc theo nhóm
7    Báo cáo sản phẩm    45 phút    HS báo cáo tại lớp


Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN
Nghiên cứu kiến thức nền về rượu Etylic
(Báo cáo: 5 phút)
A. Mục đích – yêu cầu cần đạt:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Mô tả được một số phương pháp pha chế dung dịch.
- Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo của rượu etylic.
- Trình bày được tính chất vật lý của rượu etylic. Công thức tính độ rượu (Do)
- Liệt kê được một số ứng dụng đặc trưng của rượu etylic.
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của vi sinh vật? Ảnh hưởng của các chất ức chế sinh trưởng tới vi sinh vật như thế nào?
- Vì sao cồn 70o lại diệt khuẩn tốt hơn cồn 90o?
B. Nội dung dạy học:
- GV nhắc lại kiến thức về pha chế dung dịch (phương pháp pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước, phương pháp pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước).
- HS đọc SGK, tài liệu để tìm hiểu về tính chất vật lí, ứng dụng của rượu etylic.
- HS trình bày kiến thức tìm hiểu được, GV chuẩn hóa kiến thức vừa trình bày.
1. Công thức phân tử: C2H5OH
2. Công thức cấu tạo: CH3 – CH2 – OH
3. Công thức tính độ rượu D^o=V_rượu/V_(dung dịch) ∙100
4. Tính chất vật lí:
Rượu etylic (Rượu etylic  hay Etanol) là một chất lỏng không màu, sôi ở 78.3oC, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước (theo bất kì tỉ lệ nào), hòa tan được nhiều chất và hợp chất như Iod, benzen…
    Ứng dụng: Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu cho động cơ (xăng sinh học E5), cho đèn cồn (Phòng thí nghiệm). Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp, đồ uống có cồn…
    Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật gồm:
a. Các yếu tố Hóa học như: Các chất dinh dưỡng (vô cơ, hữu cơ); Chất ức chế sinh trưởng
b. Các yếu tố Vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu…
c. Ảnh hưởng của các chất ức chế sinh trưởng:
– Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
– Một số chất hoá học thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm,  xử lí nước sạch,… để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các hợp chất phenol, các loại cồn, iốt, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng (bạc, thuỷ ngân…), các anđêhit, các loại khí êtilen oxit (10 – 20%), các chất kháng sinh.
    Tại sao cồn 70o lại diệt khuẩn tốt hơn cồn 90o?
Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Với dung dịch cồn pha với nước tinh khiết, nước đóng một yếu tố quan trọng trong việc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Nước như là chất xúc tác và đóng vai trò chính trong việc làm biến tính các protein của màng tế bào dinh dưỡng. Dung dịch cồn 70 độ xâm nhập vào thành tế bào, thấm vào tế bào, làm đông tụ tất cả protein khiến cho vi sinh vật chết. Hàm lượng nước có trong dung dịch cồn sẽ làm chậm sự bay hơi của cồn, do đó làm tăng thời gian tiếp xúc bề mặt, qua đó tăng khả năng diệt khuẩn. Trong khi nồng độ cồn trên 91 độ lại khiến cho các protein bị đông tụ ngay lập tức, tạo ra một lớp bảo vệ chắc chắn giúp các proteins khác an toàn và sống sót.
Mặt khác, nồng độ cồn trên 91 độ bay hơi nhanh hơn nên thời gian tiếp xúc để diệt khuẩn ngắn.
Thêm nữa là cồn trên 91 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt:
– Phiếu học tập trình bày các bước của qui trình pha chế dung dịch.
– Phiếu học tập trình bày kiến thức nền vừa tìm hiểu. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động HS    Hoạt động GV    Công cụ hỗ trợ
Nhắc lại kiến thức về pha chế dung dịch    - Nhắc lại một số kiến thức liên quan đến nội dung pha chế dung dịch.
- Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập ôn tập kiến thức.
- Lắng nghe câu hỏi, ghi nhận câu hỏi vấn đề đặt ra từ GV, tìm kiểu kiến thức nền.    - Nhắc lại kiến thức về pha chế dung dịch đã học ở môn Hóa học lớp 8.

- Định hướng HS tìm hiểu kiến thức nền bằng các câu hỏi: 
+ Trong công thức pha chế nước rửa tay, thành phần chính là gì?
+ Vai trò của rượu etylic trong nước rửa tay?
+ Vai trò của Glixerol?
+ Vai trò của nước oxi già?
+ Vai trò của tinh dầu?
+ Có thể thay thế glixerol bằng nguyên vật liệu nào?
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Ảnh hưởng cụ thể của chất ức chế sinh trường?
+ Tại sao cồn 70o lại sát khuẩn tốt hơn cồn 90o ?    Phiếu học tập về qui trình pha chế dung dịch.
Hoạt động tìm hiểu kiến thức nền về Rượu Etylic    - Nhận nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức theo nhóm.

 


- Hoạt động nhóm, tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi định hướng.
- Thống nhát ý kiến giữa các thành viên và hệ thống lại kiến thức vừa tìm được.
- Đặt câu hỏi nhờ GV hỗ trợ nếu cần    - Thông báo HS hoạt động nhóm, đọc SGK, tìm hiểu thông tin trong tài liệu tham khảo, SGK về tính chất vật lí, ứng dụng của rượu etylic.
- Nêu các câu hỏi định hướng tìm hiểu kiến thức:
+ Rượu etylic có tên thông thường là gì? Tên thay thế là gì?
+ Người ta dựa vào tính chất đặc trưng nào của rượu etylic để sản xuất cồn dùng cho y tế?
+ Liệt kê một số ứng dụng thường gặp của rượu etylic?    - SGK
- Tài liệu tham khảo về một số ứng dụng của rượu etylic.
Báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức    - Trình bày kiến thức vừa tìm hiểu bằng cách trả lời các câu hỏi định hướng của GV.
- Tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của nhóm khác.
- Ghi chép kiến thức đã được GV chuẩn hóa sau cùng.    - Mời các nhóm HS lên trả lời lần lượt các câu hỏi định hướng.
- Mời HS các nhóm khác đặt câu hỏi trả lời tìm hiểu kiến thức.
- Chuẩn hóa kiến thức nền cho HS ghi lại vào phiếu học tập.    - Tính chất vật lí, ứng dụng của rượu etylic.
Thông báo nhiệm vụ hoạt động tiếp theo, đề xuất phương án qui trình pha chế nước rửa tay    - Tiếp nhận nhiệm vụ.
- Đề xuất một số phương án qui trình pha chế nước rửa tay.    - Thông báo nhiệm vụ tiếp theo: thiết kế qui trình pha chế nước rửa tay.
- Nêu các yêu cầu cần đạt của bản vẽ.
- Thống nhất các tiêu chí và thang điểm đánh giá với HS    - Bảng yêu cầu cần đạt của thiết kế của các nhóm
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá của bản thiết kế
STT
Thang điểm đánh giá
    1,0 điểm    2,0 điểm    3,0 điểm
1.    Có liệt kê các bước của qui trình,
Các bước tiến hành chưa rõ ràng,
Không liệt kê tới lượng hóa chất sử dụng có tham khảo công thức đạt chuẩn WHO    Qui trình vẫn còn một số bước chưa rõ ràng,
Có liệt kê nguyên liệu và dụng cụ sử dụng trong mỗi bước (định lượng cụ thể), có tham khảo công thức đạt chuẩn của WHO    Qui trình pha chế đơn giản, dễ làm, trình bày rõ các bước.
Có liệt kê rõ ràng nguyên liệu, dụng cụ sử dụng (định lượng cụ thể), cho mỗi bước, có tham khảo công thức đạt chuẩn WHO
2.    Đa số các nguyên vật liệu trong qui trình đều khó tìm trong phòng thí nghiệm và cuộc sống    Sử dụng một số nguyên vật liệu khó tìm trong phòng thí nghiệm và trong cuộc sống    Đa số các nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm trong phòng thí nghiệm và trong cuộc sống.
3.    Không có sơ đồ hóa các bước tiến hành, bố cục bản vẽ chưa rõ ràng, khó theo dõi    Có sơ đồ bước tiến hành cụ thể nhưng bố cục chưa rõ ràng, khó theo dõi.    Sơ đồ các bước tiến hành cụ thể, chi tiết, bố cục rõ ràng, dễ theo dõi.
4.     Sạch, đẹp, khoa học.        

Hoạt động 3. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN 
Thiết kế qui trình pha chế nước rửa tay.
(Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích – yêu cầu cần đạt
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Trình bày được qui trình, nguyên vật liệu pha chế nước rửa tay.
- Giới thiệu được một số thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình pha chế.
- Lựa chọn được phương án pha chế tối ưu cho quá trình pha chế nước rửa tay.
- Điều chỉnh, đề xuất cả tiến thiết kế qui trình pha chế đơn giản, có thể làm tại nhà.
B. Nội dung dạy học
Trong 10 phút đầu, HS trình bày bản thiết kế đã thực hiện của nhóm mình. Các HS khác lắng nghe, đánh giá lẫn nhau bằng phiếu đánh giá với các tiêu chí đã thống nhất với GV, HS tiến hành phản biện bảo vệ phương án thiết kế, lựa chọn bảo vệ phương án thiết kế tối ưu.
    GV nhận xét bản thiết kế của các nhóm, góp ý chỉnh sửa và dặn dò chuẩn bị dụng cụ cho tiết học tiếp theo.
    Trong 15 phút tiếp theo, HS thảo luận, điều chỉnh phương án thiết kế.
    GV hỗ trợ HS trong quá trình tìm hiểu giải pháp
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt
– Bản thiết kế hoàn chỉnh qui trình pha chế dung dịch rửa tay của HS.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động HS    Hoạt động GV    Công cụ hỗ trợ
Báo cáo bản vẽ thiết kế qui trình pha chế nước rửa tay    - Trình bày nội dung bản thiết kế đã thống nhất với GV
- Lắng nghe đánh giá nhóm trình bày bằng tiêu chí đã thống nhất.
- Nhóm thuyết trình trả lời phản biện bảo vệ phương án của nhóm mình.    - Cho các nhóm HS treo thiết kế của mình lên bảng và trình bày.
- Thông báo các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, hoàn thành bảng đánh giá nhóm thuyết trình.    - Nam châm cho HS treo bảng.
- Bảng yêu cầu cần đạt phát cho từng nhóm HS.
Đề xuất giải pháp qui trình pha chế    - Thảo luận nhóm đề xuất giải pháp cải tiến qui trình.
- Phản biện, bảo vệ phương án tối ưu
- Lắng nghe nhận xét, góp ý từ GV để chỉnh xửa, đề xuất phương án thiết kế phù hợp.    - GV đặt câu hỏi định hướng cải tiến:
+ Những dụng cụ, thiết bị em đề xuất trong bản thiết kế có trong phòng thí nghiệm của trường không?
+ Những thao tác thí nghiệm nào các em cần chú ý để đảm bảo sản phẩm nước rửa tay pha chế gần đúng với công thức của tổ chức Y tế thế giới WHO?    
    - HS thảo luận, thống nhất phương án thiết kế để tiết học sau thi công sản phẩm tại phòng thí nghiệm theo phương án thiết kế.    - Cho HS thảo luận cải tiến qui trình đã đề xuất.
- Nhận xét các phương án, đánh giá tính khả thi của các phương án thiết kế    

Bài giảng Hóa học 9 Bài 44: Rượu etylic

 

Xem thêm
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án hóa học 9 STEM về hoạt động trải nghiệm làm nước rửa tay khô mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống