Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 9 Giáo án Hóa học 9 Cả năm mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tiết 37 : AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:-Hs biết được
+Axit cacbonic là axit yếu ,không bền
+Muối cacbonat có những tính chất của muối
+Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất
1.2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết PTHH
1.3.Thái độ :Nghiêm túc ,cẩn thận trong thí nghiệm.
2.Nội dung bài học
-Tính chất hóa học của H2CO3 và muối cacbonat.
3.Chuẩn bị
3.1.Gv :-Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp gỗ , ống hút
-Hóa chất : NaHCO3 , Na2CO3, HCl , NaOH , CaCl2
3.2.Hs :Chuẩn bị bài
4.Tổ chức các hoạt động học tập
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:kiểm diện (1 phút)
4.2.Kiểm tra miệng(5 phút)
-Nêu các tính chất hóa học của CO và CO2 .Viết các PTHH minh họa.
4.3.Tiến trình bài học. (33 phút)
Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
*Hoạt động 1
-Mục tiêu : Hs nắm được tính chât vật lí và tính chất hóa học của axit cacbonic
Gv cho hs đọc phần 1 sgk và nêu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
Gv “H2CO3 là axit rất yếu và không bền”
*Hoạt động 2
-Mục tiêu : Hs nắm được phân loại ,tính chất hóa học của muối cacbonat
Gv hỏi
-Muối được phân thành mấy loại ? kể tên?
Gv cho hs nhận xét tính tan của muối cacbonat trung hòa ?
Gv “hầu hết các muối axit đều tan”
Gv cho hs nêu lại tính chất của muối
Gv tiến hành thí nghiệm như sgk
Hs quan sát ,nhận xét hiện tượng ,viết phương trình hóa học Gv tiến hành thí nghiệm như sgk
Hs quan sát ,nhận xét hiện tượng ,viết phương trình hóa học
Gv lưu ý học về muối cacbonat axit
Gv tiến hành thí nghiệm
Hs quan sát ,nhận xét hiện tượng ,viết phương trình hóa học
Gv tiến hành thí nghiệm
Hs quan sát ,nhận xét hiện tượng ,viết phương trình hóa học
Gv cho hs liên hệ thực tế nêu ứng dụng của muối cacbonat
I.Axit cacbonic (H2CO3)
1.Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí (sgk)
2.Tính chất hóa học
H2CO3 là axit yếu : làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt
H2CO3 là axit không bền : H2CO3 tạo thành trong các PƯHH bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O
II.Muối cacbonat
1.Phân loại
Có 2 muối : cacbonat trung hòa và cacbonat axit
2.Tính chất
a.Tính tan
Đa số muối cacbonat không tan trừ một số muối kim loại kiềm
Hầu hết các muối hiđro cacbonat tan trong nước
b.Tính chất hóa học
-Tác dụng với axit
Td : Na2CO3(dd)+ 2HCl( dd) 2NaCl(r)+
CO2(k)+H2O(l)
NaHCO3(dd)+ HCl(dd) NaCl(r)+ CO2(k)
+H2O(l)
-Tác dụng với dung dịch bazơ
Muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối mới và bazơ mới
Na2CO3(dd)+Ca(OH)2(dd) 2NaOH(dd) +CaCO3(r)
Muối cacbonat axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối trung hòa và nước
2NaHCO3(dd)+2KOH(dd)
Na2CO3(dd)+K2CO3(dd)+H2O(l)
-Tác dụng với dung dịch muối
Muối cabonat + muối hai muối mới
Td : Na2CO3(dd) +CaCl2(dd) CaCO3(r)
+2 NaCl¬(dd)
-Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy
Td: MgCO3(r) MgO(r) + CO2(k)
2NaHCO3(r) Na2CO3(r) +CO2(k)
+ H2O(l)
3.Ứ ng dụng (sgk)
5.Tổng kết và hướng dẫn học tập.
5.1.Tổng kết (5 phút )
-Gv cho hs nêu lại tính chất hóa học của muối cacbonat
5.2.Hướng dẫn học tập ( 1 phút )
-Hs học thuộc bài ,làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk
-Chuẩn bị bài sau: “Silic.Công nghiệp silicat”
+Tính chất hóa học cùa Si và SiO2
+Sơ lược về công nghiệp silicat.
Tiế 38 SILIC.CÔNG NGHIỆP SILICAT
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức :Hs biết được :
+Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu .Silic là chất bán dẫn
+SiO2 là chất có nhiều trong tự nhiên
+Từ các vật liệu chính : đất sét ,cát ,kết hợp với các vật liệu khác tạo ra nhiều sản phẩm .
1.2.Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng viết PTHH
1.3Thái độ : Ý thức được tầm quan trọng của bài trong đời sống và sản xuất .
2.Nội dung bài học
-Tính chất hóa học cùa Si và SiO2
-Sơ lượt về công nghiệp silicat.
3.Chuẩn bị
3.1Gv : mẩu vật (đồ gốm , sứ , thủy tinh , ximăng )
3.2.Hs :chuẩn bị bài
4.Tổ chức các hoạt động học tập
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1 phút) kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng ( 5 phút )
-Hãy nêu các tính chất hóa học của muối cacbonat ? Viết các phản ứng hóa học minh họa.
-Bài tập 4 sgk
4.3.Tiến trình bài học. (33 phút )
Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
*Hoạt động 1
-Mục tiêu : Hs nắm được trạng thái tự nhiên và tính chất của Si
-Hs đọc phần 1 sgk
-Gv tóm tắt nội dung chính
-Gv liên hệ thực tế và thông báo như sgk
-Gv “ Si là một phi kim kém hoạt động”
-Hs viết phản ứng minh họa
*Hoạt động 2
-Mục tiêu : Hs nắm được tính chất hóa học của SiO2.
-SiO2 thuộc loại oxit nào ? Hãy nêu các tính chất và viết các phương trình hóa học .
*Hoạt động 3
-Mục tiêu : Hs nắm được sơ lược vế ngành công nghiệp silicat.
-Gv cho học sinh quan sát các mẫu vật gốm ,sứ
-Gv cho hs đọc sgk
-Gv cho hs liên hệ thực tế
-Gv thông báo như sgk
-Hs liên hệ thực tế
-Gv thông báo như sgk
Gv cho học sinh quan sát các mẫu vật gốm ,sứ
-Gv thông báo như sgk
-Tích hợp giáo dục hướng nghiệp:
Giáo viên giới thiệu nghề sản xuất linh kiện điện tử ,nghề sản xuất đồ gốm ,sứ ,sản xuất thủy tinh ,xi măng.. I.Silic
1.Trạng thái tự nhiên
-Si là là nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất
2.Tính chất
a.Tính chất vật lí
-Si là chất rắn ,màu xám ,khó nóng chảy ,cóvẻ sáng của kim loại ,dẫn điện kém .Tinh thể Si tinh khiết là chất bán dẫn .
b.Tính chất hóa học
-Ở nhiệt độ cao ,Si phản ứng với oxi tạo thành SiO2
Si(r) + O2(k) SiO2(r)
II.Silic đioxit(SiO2)
1.Tác dụng với kiềm
SiO2(r)+ 2NaOH¬(dd) Na2SiO3(r)
+ H2O(h)
2.Tác dụng với oxit bazơ
SiO2(r) + CaO(r) CaSiO3(r)
III.Sơ lược về công nghiệp silicat
1.Sản xuất đồ gốm sứ
a.Nguyên liệu chính
-Đất sét ,thạch anh , fenpat
b.Các công đoạn chính
-Nhào đất sét ,thạch anh và fenpat vào nước để tạo thành khối dẻo rồi tạo hình sấy khô .
-Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao
c.Các cơ sở sản xuất (sgk)
2.Sản xuất xi măng
a.Nguyên liệu chính
-Đất sét ,đá vôi ,cát
b.Các công đoạn chính (sgk)
c.Các cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta (sgk)
3.Sản xuất thủy tinh
a.Nguyên liệu chính
-Cát thạch anh, đá vôi và sođa
b.Các công đoạn chính
-Trộn hỗn hợp cát , đá vôi ,sođa theo tỉ lệ thích hợp
-Nung hỗn hợp trong lò nung
-Làm nguội từ từ thu được thủy tinh dẻo , ép thổi thủy tinh thành các đồ vật
5.Tổng kết và hướng dẫn học tập.
5.1.Tổng kết ( 5 phút )
-Bài tập 4 sgk
5.2.Hướng dẫn học tập( 1 phút )
-Hs học thuộc bài ,làm bài tập sgk
-Chuẩn bị bài sau “ Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”
+Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học .