Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất

Tải xuống 5 2.3 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

§7. ĐA THỨC MỘT BIẾN

 

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học sinh biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến.
  2. Kỹ năng: Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến. Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.
  3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến. Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, hoạt động nhóm, tư duy sáng tạo, vận dụng.

- Năng lực chuyên biệt:  Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

  1. Giáo viên: Sgk, thước, bảng phụ
  2. Học sinh: Sgk, thước chia khoảng, MTBT.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

        (MĐ1)    

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

1. Sắp xếp đa thức  

Biết kí hiệu đa thức một biến.

 

Thu gọn đa thức một biến

Sắp xếp một đa thức

2. Hệ số

 

Tìm được hệ số cao nhất và hệ số tự do

 

 

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ:            (5').

GV: Tính tổng của hai đa thức sau rồi tìm bậc của đa thức tổng.

HS1: a) 5x2y – 5xy2 + xy và xy – x2y2 + 5xy2

HS2: b) x2 + y2 + z2 và x2 – y2 + z2

  1. a) 5x2y – 5xy2 + xy + xy – x2y2 + 5xy2 = 5x2y + 2xy – x2y2 .........................................7đ

Đa thức này có bậc 4                                                                   .........................................3đ

  1. b) x2 + y2 + z2 + x2 – y2 + z2 = 2x2 + 2z2 .........................................7đ

Đa thức này có bậc 2                                                                .........................................3đ

GV nhận xét, cho điểm.

 A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (3’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Không

 

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Cho đa thức: A = 3x4 –  x2 + 3x – 1 .

H: Trong đa thức trên có bao nhiêu biến, là biến nào?

GV: Giới thiệu đa thức trên được gọi là đa thức một biến. Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về lại đa thức này.

 

Hs: Đa thức A có một biến, là biến x.

Hs: Lắng nghe

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình thành

Hoạt động 2: Đa thức một biến. (14')

(1) Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa đa thức một biết và biết tìm bậc của đa thức đó.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

1. Đa thức một biến.

Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.

Ví dụ: A = 3x4 –  x2 + 3x – 1

            B =y–  y2 + 2y + 4

Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.

 

 

?1: Tính A(5) , B(2)

?2: Tìm bậc của các đa thức A(y), B(x) nêu trên.

 

 

 

 

 

Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.

H: Mỗi đa thức trên (bài cũ) có mấy biến ?

- Hãy cho ví dụ về đa thức chỉ một biến?

Hs1:  biến x

Hs 2:  biến y

- Giới thiệu kí hiệu đa thức một biến

- Để kí hiệu cho đa thức một biến, người ta dùng chữ cái in hoa và kèm theo biến của nó. VD: A(x) ; B(y);…

- Giới thiệu giá trị của đa thức khi cho trước giá trị của biến A(x) tại x = 1 ta viết A(1), …

H:  Hãy tính A(-1) ; B(2) ?

Cho hs làm ?1 và ?2 (sgk) :

- Hãy tính A(5); B(-2) ?

 

 

- Hãy tìm bậc của đa thức A(y); B(x) trên ?

 

H: Bậc của đa thức một biến là gì ?

 

HS: Trả lời

Cho ví dụ, chẳng hạn:

A =  3x4 - x2 + 3x -1

B =  y3 – y2 + 2y + 4

- Lắng nghe và viết:

A(x) = 3x4-x2 +3x -1

B(y) =y3 – y2+2y +4

 

 

HS: Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét.( A(-1) = 10; B(2) = 242)

HS: Hoạt động nhóm làm  (A(5) = 160;

 B(-2) = -241

HS: A(y) có bậc là 2

       B(x) có bậc là 5

HS: Trả lời.

 

 

 

 

Năng lực  tự học và tính toán.

 

 

 

Năng lực   sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

 

 

Hoạt động 3: Sắp xếp một đa thức.  (9')

(1) Mục tiêu: Học sinh biết sắp xếp đa thức theo chiều tăng dần hoặc giảm dần của biến.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

2. Sắp xếp một đa thức.

P(x) = 6x + 3 - 6x2 + x3 + 2x4

Sắp xếp theo luỹ thừa giảm của biến:

P(x) = 2x4 + x3 – 6x2 + 6x + 3

Sắp xếp theo luỹ thừa tăng của biến:

P(x) = 3 + 6x – 6x2 + x3 + 2x4

- Chú ý: (sgk)

- Nhận xét: (sgk)

 

GV: Giới thiệu cách viết đa thức P(x) như Sgk/42

H: Có nhận xét gì về số mũ của biến ở đa thức P(x) sau khi viết lại ?

- Có mấy cách sắp xếp các hạng tử của một đa thức ? đó là những cách nào ?

GV: Hãy sắp xếp các hạng tử của đa thức

B(x) = 2x5 – 3x + 7x3 + 4x5 +  theo luỹ thừa tăng (giảm) của biến?

GV:Cho hs làm ?4: (bảng phụ)

H : Có nhận xét gì về bậc của đa thức Q(x); R(x)

HS: Theo dõi, trả lời:

 + Sắp xếp các hạng tử theo lũy thừa giảm của biến.

+ Sắp xếp các hạng tử theo lũy thừa tăng của biến.

 

 

Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét.

 

Hai HS lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét.

 

 

 

Năng lực

tư duy,

tự học và tính toán,  sử dụng ngôn ngữ toán học.

 

 

Hoạt động 4: Hệ số.  (5’)

(1) Mục tiêu: Biết chỉ ra hệ số của các hạng tử trong đa thức, tìm hệ số cao nhất của đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm:

3. Hệ số.

P(x) = 6x5 + 7x3 – 3x +

Hệ số cao nhất là 6.

Hệ số tự do là

- Chú ý: (sgk)

GV: Nêu vdụ đa thức P(x)

H: Đa thức P(x) đã được thu gọn chưa ?

H: Đọc các hạng tử của đa thức?

Đọc phần hệ số của các hạng tử đó

Tìm bậc của đa thức?

- Hệ số của lũy thừa cao nhất là bao nhiêu?

GV giới thiệu phần chú ý sgk.

 

Hs: Trả lời

Hs: các hạng tử của đa thức lần lượt là 6x5; 7x3 ; 3x ;

Hs:  6; 7; 3;

Hs: Bậc của đa thức là5

Hs: Hệ số của lũy thừa cao nhất là 6

 

Năng lực tự học, tính toán và sử dụng ngôn ngữ toán học.

 

             

 C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (7’)

(1) Mục tiêu: Rèn kỹ năng sắp xếp đa thức, tìm bậc, hệ số của đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

*Bài tập 40 Sgk/43       

a/ Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 – 5x + 3x2 – 4x – 1 = -5x6 + 2x4 + 4x3 + 4x2 – 4x – 1

b) Hệ số của l.thừa bậc 6 là -5                              

Hệ số của luỹ thừa bậc 2 là 4

Hệ số của luỹ thừa bậc  4 là 2                               

Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -4

Hệ số của luỹ thừa bậc  3 là 4                               

Hệ số của luỹ thừa bậc 0 là -1

GV: Tổ chức cho HS thi về đích nhanh.

 

GV: Cho HS làm bài tập 40 Sgk/43

 

- Hãy tìm bậc của đa thức Q(x) ? tìm hệ số cao nhất của đa thức Q(x) ?

 

HS: hoạt động theo nhóm làm bài

 

 

 

2 học sinh lên bảng làm

 

HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở.

 

Năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, vận dụng, giao tiếp.

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)

- Học bài: cách sắp xếp, kí hiệu đa thức, tìm bậc và các hệ số của đa thức một biến.

- Làm bài tập: 41;42/ 43 sgk. Bài tập 34; 35; 36; 37/14 sbt.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Thi về đích nhanh: cử hai nhóm, mỗi nhóm 6 HS            (MĐ1)

Mỗi nhóm viết nhanh các đa thức một biến có bậc bằng số người của nhóm. Trong 3 phút nhóm nào viết đúng và nhiều đa thức hơn nhóm đó về đích trước.

Câu 2: Làm bài tập 40 Sgk/43  (MĐ2, 3, 4)

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 7: Đa thức một biến hay nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống