Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất

Tải xuống 5 2.1 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

§9. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không.
  2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính toán.
  3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, nhanh, trình bày lời giải khoa học.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết nhận ra một số là nghiệm của đa thức một biến và tìm được nghiệm của đa thức một biến.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mỹ, tư duy, vận dụng.

- Năng lực chuyên biệt:  Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

  1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, phiếu học tập.
  2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn ở tiết trước.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

        (MĐ1)    

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

1. Nghiệm của đa thức một biến

Phát biểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

Biết kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức một biến.

 

Biết tìm nghiệm của đa thức một biến

 

Tìm nghiệm của đa thức một biến.

 

 

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ:         (5')

HS1: Chữa bài tập 42 SBT/15 Tính f(x) + g(x) - h(x), biết:

f(x) = x5 - 4x3 + x2 - 2x + 1; g(x) = x5 - 2x4 + x2 - 5x + 3; h(x) = x4 - 3x2 + 2x - 5

Đáp án: Kết quả: f(x) + g(x) - h(x) = 2x5 - 3x4 - 4x3 + 5x2 - 9x + 9..................................7đ

Hỏi thêm: Gọi A(x) =  f(x) + g(x) - h(x). Tính A(1)

Đáp án: A(1) = 2.15 -3.14 - 4.13 + 5.12 - 9.1 + 9 = 2 - 3 - 4 + 5 - 9 + 9 =  0......................3đ

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Không

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Trong bài tập 42 sbt ta thấy giá trị của đa thức A(x) tại x = 1 có giá trị là 0. Khi đó x = 1 được gọi là gì của đa thức A ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay

HS: Lắng nghe

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình thành

Hoạt động 2: Nghiệm của đa thức một biến.   (16’)

(1) Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

1. Nghiệm của đa thức một biến

Bài toán Sgk/47:

Giải: Nước đóng băng ở 00C. Khi đó: (F - 32) = 0 Þ F = 32.

Vậy nước đóng băng ở 320F

- Xét đa thức: P(x) = x -   

Ta có: P(32) = 0.

Ta nói x = 32 là một nghiệm của đa thức P(x).

 

*Khái niệm: Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a là 1 nghiệm của đa thức đó).

GV: Ta đã biết ở Anh, Mỹ và một số nước khác nhiệt độ được tính theo độ F. Ở nước ta và nhiều nước khác nhiệt độ được  tính theo độ C

GV: Xét bài toán Sgk/47

H: Hãy cho biết nước đóng băng ở bao nhiêu độ C?

H: Thay C = 0 vào công thức (F - 32) = 0. Hãy tính F ?

GV yêu cầu HS trả lời bài toán

GV: Xét đa thức

GV nói: x = 32 là một nghiệm của đa thức P(x).

H: Nghiệm của đa thức là giá trị như thế nào?

H: Trở  lại đa thức A(x) khi kiểm tra bài cũ, tại sao x = 1 là một nghiệm của đa thức A(x)

 

HS: nghe Gv trình bày

 

 

HS: đọc bài toán Sgk

HS: Nước đóng băng ở 00C.

 

HS: (F - 32) = 0

Þ F  =  32

HS:  Vậy nước đóng băng ở 320F

HS: Làm việc theo nội dung bài toán.

 

HS: Là giá trị làm cho đa thức bằng 0.

 

HS: Trả lời

 

 

 

 

 

 

Năng lực

tư duy,

tự học và tính toán,  sử dụng ngôn ngữ toán học.

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Ví dụ.   (15’)

(1) Mục tiêu: HS biết cách kiểm tra một số a có phải là nghiệm của đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

2. Ví dụ:

a) P(x) = 2x + 1

 x = - là nghiệm

b) Các số 1; -1 có là nghiệm Q (x) = x2 – 1 vì:

Q(1) = 12 - 1 = 0

Q(-1) = (-1)2 - 1 = 0

c) C/minh rằng G (x) = x2 + 1 > 0

không có nghiệm

Thực vậy x2  0

G(x) = x2 + 1 > 0  x

Do đó G(x) không có nghiệm.

* Chú ý: SGK

?1 Ta có: H(x) = x3 - 4x

H(-2)=(-2)3 - 4(-2) = 0

H(0) = 03- 4.0 = 0

H(2) = 23 - 4.2 = 0

Vậy x = -2; 0; 2 là nghiệm của H(x)

?2 a) P(x) = 2x +

Ta có: 2x +  = 0

Þ 2x = -  Þ x = -.

Vậy nghiệm của P(x) là  x = - 

b) Q(x) = x2- 2x - 3

Q(3) = 0; Q(1) = -4; Q(-1) = 0

Vậy x = 3; x = -1 là nghiệm của đa thức Q(x)

 

GV: nêu ví dụ

H:  Tại sao x = -là nghiệm của đa thức P(x)?

GV:  Cho Q(x) = x2 - 1

H: Hãy tìm nghiệm của Q(x) ? giải thích

H:  Để chứng minh 1 là nghiệm Q (x) ta phải cm điều gì?

Tương tự  GV cho học sinh chứng minh - 1 là nghiệm của Q (x)

GV: So sánh  x2 với 0,                  x2 + 1 với  0

GV: Cho HS đọc chú ý Sgk/4

GV: Cho học sinh làm ?1, ?2 trên bảng phụ

H: x = -2 ; 0 ; 2 có phải là nghiệm  của đa thức H(x) = x3-4x hay  không ? Vì sao ?

H: Làm thế nào để biết trong những số đã cho, số nào là nghiệm của đa thức?

GV yêu cầu HS tính để xác định nghiệm của P(x) ?

H: Có cách nào khác để tìm nghiệm của P(x) không ? (nếu HS không phát hiện thì GV hướng dẫn)

Tương tự GV gọi HS làm câu (b)

H: Q(x) còn nghiệm nào khác không ?

 

HS: Thay x = - vào đa thức P(x) và tính giá trị P(-) = 0

HS : 1 HS lên bảng tính và giải thích

HS: Ta chứng minh Q (1) = 0.

 

HS: Lên bảng.

 

HS: x2  0

HS: nghe GV trình bày và xem chú ý.

HS: đọc đề bài ? 1  

HS lên bảng tính:

H(-2) = 0; H(0) = 0 

H(2) = 0.

Vậy x = -2; 0; 2 là nghiệm của H(x)

HS: Ta lần lượt thay gía trị của x vào đa thức rồi giá trị của đa thức.

 

 

HS  làm dưới sự hướng dẫn của GV : Ta có thể cho

P(x) = 0 rồi tìm x

HS: Đa thức Q(x) là đa thức bậc 2 nên nhiều nhất chỉ có hai nghiệm

Năng lực

tư duy,

tự học, Năng lực

Vận dụng

 

 

           

C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: (6’)

(1) Mục tiêu: HS biết cách kiểm tra một số a có phải là nghiệm của đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

 

Bài 54 Sgk/48

a)  P(x) = 5x +

P() = 5. +  = 1

Þ x =   không phải là nghiệm của của P(x)

b)  Q(x) = x2 - 4x + 3

Q(1) = 0 ; Q(3) = 0

Þ x = 1; 3 là nghiệm của đa thức Q(x).

H: Khi nào a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) ?

Đề bài đưa lên bảng phụ

 

GV gọi HS lên bảng giải

 

 

GV gọi HS nhận xét

 

 

HS Trả lời: Sgk

HS: đọc to đề trên bảng phụ

1HS lên bảng giải

HS: nhận xét

 

 

HS: ghi bài vào vở.

 

 

Năng lực

vận dụng

hợp tác, giao tiếp, tự học.

 

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)

- BTVN: 55, 56 Sgk/48;

43; 44; 46; 47; 50 SBT/15

- Tiết sau ôn tập chương IV. Làm các câu hỏi ôn tập chương và các bài tập 57; 58; 59 Sgk/49

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Phát biểu khái niệm nghiệm của đa thức một biến?                            (MĐ1)

Câu 2: Kiểm tra xem  một số có là nghiệm của đa thức một biến?                 (MĐ2)

Câu 3: Tìm một nghiệm của đa thức.                                                            (MĐ3)

Câu 4: Tìm một nghiệm của đa thức A(x) =                                 (MĐ4

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến hay nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống