Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất

Tải xuống 8 2.4 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

§6. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC

 

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: HS biết cộng, trừ đa thức.
  2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-”, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.
  3. Thái độ: Cẩn thận, nhanh, chính xác, rèn luyện khả năng quuan sát.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được cộng, trừ đa thức.
  5. 5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mỹ, tư duy, vận dụng.

- Năng lực chuyên biệt:  Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

  1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ ghi đề bài tập.
  2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn ở tiết trước.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

        (MĐ1)    

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

 1. Cộng, trừ hai đa thức.  

 

 

Biết cộng, trừ hai đa thức

 

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ: (10')

HS1: Thế nào là đa thức cho ví dụ? Chữa bài tập 27 Sgk/38.

Đáp án:  Lí thuyết                                                                                         ..........................4đ

               Kết quả thu gọn P  =  -6xy. Tại x = 0,5, y = 1. Ta có P =  .....................6đ

HS2: Thế nào là dạng thu gọn của đa thức? Bậc của đa thức là gì?  Chữa bài 28 SBT/13.

Đáp án:    Lí thuyết                                                                                      ...........................4đ

  1. a) x5 + 2x4 - 3x2 - x4 + 1 - x = (x5 + 2x4 - 3x2 - x4) + (1 - x) ...........................3đ
  2. b) x5 + 2x4 - 3x2 - x4 + 1 - x = (x5 + 2x4 - 3x2) - (x4 - 1 + x)      ..........................3đ

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV  đặt vấn đề: Đa thức x5 + 2x4 - 3x2 - x4 + 1 - x đã được viết thành tổng của hai đa thức  x5 + 2x4 - 3x2 - x4   và  1- x và hiệu  của 2 đa thức x5 + 2x4 - 3x2  và  x4 - 1 + x

Vậy ngược lại muốn cộng, trừ đa thức ta làm thế nào? đó là nội dung của bài học hôm nay.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình thành

*Hoạt động 2: Cộng hai đa thức(10')

(1) Mục tiêu: Học sinh biết cộng hai đa thức

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

1. Cộng hai đa thức:  

Ví dụ: M = 5x2y + 5x - 3

N = xyz - 4x2y + 5x -

Tính M + N ta làm như sau:

M+ N = (5x2y + 5x - 3) + (xyz - 4x2y + 5x - )

= 5x2y + 5x - 3 + xyz - 4x2y + 5x -

= (5x2y- 4x2y) + (5x + 5x)  + xyz + (-3 -  )

= x2y + 10x + xyz - 3 

Ta nói:  x2y + 10x + xyz - 3 

Là tổng của hai đa thức M; N

GV đưa ra ví dụ như Sgk

GV yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của Sgk, sau đó gọi HS lên bảng trình bày

H: Em hãy giải thích  các bước làm của mình

 

 

 

GV giới thiệu kết quả là tổng của hai đa thức M, N

 

GV : Cho hai đa thức

 P = x2 y + x3 -xy2 + 3

và  Q = x3 + xy2 - xy - 6

Tính P + Q

GV gọi HS nhận xét và bổ sung chỗ sai

GV yêu cầu HS làm ?1 Sgk/39: Viết hai đa thức rồi tính tổng của chúng

GV gọi 2 HS lên bảng.

GV gọi HS nhận xét

GV: Ta đã biết cộng hai đa thức, còn trừ hai đa thức thì làm thế nào ?

Chúng ta sang phần 2

 

HS cả lớp tự đọc Sgk/39.

Một HS lên bảng trình bày

HS: Bỏ ngoặc đằng trước có dấu “+”.

Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.

Thu gọn các hạng tử đồng dạng

 

 

HS tính P + Q  kết quả

 P + Q = 2x3 + x2y - xy - 3

 

HS: nhận xét

 

HS  đọc đề bài

 

2HS lên bảng trình bày

HS Lớp nhận xét chữa sai

 

Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán.

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán

 

 

 

 

 

*Hoạt động 3: Trừ hai đa thức.  (10')

(1) Mục tiêu:  Học sinh biết thực hiện trừ hai đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

 2.  Trừ hai đa thức

Ví dụ: Cho hai đa thức

P = 5x2y - 4xy2 + 5x - 3

Q = xyz - 4x2y + xy2 + 5x - .

Tính P - Q ta làm như sau:

P - Q = (5x2y - 4xy2 + 5x - 3)

- (xyz - 4x2y + xy2 + 5x - )

= 5x2y - 4xy2 + 5x - 3 - xyz + 4x2y - xy2 -5x +  

= 9x2y - 5xy2 - xyz - 2.

Ta nói đa thức: 9x2y - 5xy2 - xyz -2 là hiệu của đa thức P và Q.

GV: Nêu ví dụ

GV hướng dẫn cách làm như Sgk

 

 

Chú ý: Khi bỏ ngoặc có dấu “-” phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.

 

 

 

GV cho HS làm ?2  Sgk/40. Sau đó gọi 2 HS lên bảng viết kết quả của mình

 

HS cả lớp làm vào vở dưới sự hướng dẫn của giáo viên

1HS lên bảng làm

HS: nhắc lại quy tắc dấu ngoặc

 

 

 

 

 

HS: cả lớp làm ?2 

2 HS lên bảng viết kết quả của mình

 

 

 

 

 

Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán

 

 

           

C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (12’)

(1) Mục tiêu: Rèn kỹ năng cộng, trừ hai đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

Bài 29.Sgk/40

a) (x + y) + (x - y)

 = x + y + x - y    = 2x

b) (x + y) - (x - y)

 = x + y - x + y   = 2y

Bài 31.Sgk/40

M + N = 4xyz + 2x2 - y + 2

M - N =

= 2xyz + 10xy - 8x2 + y - 4.

N - M =

= -2xyz-10xy + 8x2-y+4

Bài 32.Sgk/40

a) P + (x2 -2y2) =

  x2 - y2 + 3y2 - 1

P + (x2 -2y2) = x2 + 2y2 -1

P =(x2-2y2 -1) - (x2 -2y2)

P = x2 - 2y2 - 1 - x2 + 2y2

P  = 4y2 - 1

Bài tập 29 tr 40 SGK:

(đề bài bảng phụ).

GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện câu a và b

Gọi HS nhận xét, sửa sai

GV cho HS hoạt động theo nhóm

GV kiểm tra các nhóm hoạt động

Sau đó GV gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày

H: Có nhận xét gì về kết quả M - N và N - M ?

 

 

 

Bài 32 (a) tr 40 SGK

H: Muốn tìm P ta làm như thế nào ?

GV gọi 1 HS lên bảng làm

H: Bài toán trên còn có cách nào tính không ?

GV gọi 1HS lên bảng giải

GV cho HS nhận xét 2 cách làm

Lưu ý: Nên viết đa thức dưới dạng thu gọn rồi mới thực hiện phép tính

HS : đọc đề bài

2 HS lên bảng tính

HS1: câu a

HS2: câu b

1 vài HS nhận xét

HS  hoạt động  theo nhóm

Bảng nhóm :

Đại diện nhóm lên bảng trình bày

HS: M - N và N - M là hai đa thức đối nhau

 

 

HS: Ta tìm hiệu của 

x2- 2y2+3y2-1 và x2 - 2xy2

1 HS lên bảng thực hiện

HS: Thu gọn đa thức vế phải trước rồi tính

1HS lên bảng thực hiện

HS: nhận xét hai cách làm trên

 

Năng lực giải quyết vấn đề ,Năng lực tính toán,

năng lực hợp tác

 

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)

- BTVN bài 32b; 33 tr40 SGK; Bài tập 29, 30 tr13, 14 SBT.

- Chú ý:  khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ “-” phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.

- Ôn lại quy tắc cộng trừ số hữu tỉ.

 

LUYỆN TẬP

 

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.
  2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức.
  3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học.
  4. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Củng cố kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mỹ, tư duy, vận dụng.

- Năng lực chuyên biệt:  Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

  1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ ghi đề bài tập.
  2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

        (MĐ1)    

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

 

1. Cộng trừ đa thức 

 Biết cộng, trừ hai đa thức.

Hiểu cách thu gọn đa thức bằng cách cộng trừ đa thức rồi tính giá trị của một đa thức.

Vận dụng thu gọn đơn thức và tính tổng đơn thức đồng dạng

Vận dụng cộng, trừ đa thức thành thạo

 

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ:   (9').

HS1: Chữa bài tập 33 Sgk/40: Tính tổng hai đa thức

  1. a) M = x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3 và N = 3xy3 - x2 + 5,5x3y2;
  2. b) P = x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2 và Q = x2y3 + 5 - 1,3y2

Đáp án: Kết quả  a) 3,5xy3 - 2x3y2 + x3;    b) x5 + xy - y2 + 3                   ........................10đ

HS2: Chữa bài tập 29 SBT/13.

Đáp án: a) A = (5x2 + 3y2 - xy) - (x2 + y2) = 4x2 + 2y2 - xy;                     .........................5đ

  1. b) A = (x2 + y2 ) + (xy + x2 - y2)  = 2x2 + xy                                 ........................5đ

GV nhận xét, cho điểm.

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: không

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Giới thiệu tiết học hôm nay sẽ giúp học sinh củng cố và rèn luyện kỹ năng cộng trừ hai đa thức.

Hs: Lắng nghe

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình thành

*Hoạt động 2: Luyện tập. (27')

1) Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng cộng trừ đa thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, luyện tập, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

1. Bài 35 Sgk/40

*M + N = (x2 - 2xy + y2) + (y2 + 2xy + x2 + 1)

= x2 - 2xy + y2 + y2 + 2xy + x2 + 1 =  2x2 + 2y2 + 1

*M - N = (x2 - 2xy + y2)- (y2 + 2 xy + x2 + 1)

= x2 - 2xy + y2 - y2 - 2xy - x2 - 1 = - 4xy -1

*N - M = (y2 + 2xy + x2 + 1) - (x2 - 2xy + y2)

= y2 + 2xy + x2 + 1 - x2 + 2xy - y2 = 4xy + 1

GV: treo bảng phụ đề bài

Tính M + N; M - N 

Câu hỏi thêm N - M

GV gọi 3 HS lên bảng làm

 

GV yêu cầu HS nhận  xét kết quả của hai đa thức M - N và N - M

GV lưu ý HS: Ban đầu nên để 2 đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ ngoặc để tránh nhầm lẫn.

HS: đọc đề bài

Cả lớp làm vào vở bài tập

3 HS lên bảng làm

HS1: Tính M + N

HS2: Tính M - N

HS3: Tính N - M

HS: đa thức M - N và N - M là hai đa thức đối nhau

 

 

 

Năng lực tư duy logic, Năng lực giải quyết

2. Bài 36 Sgk/41

a) x2 + 2xy - 3x3 + 2y3 + 3x3 - y3

= x2 + 2xy + y3.

Thay x = 5; y = 4 vào biểu thức ta được: x2 + 2xy + y3 = 52 + 2.5.4 + 43 = 25 + 40 + 64 = 129.

Vậy gía trị của biểu thức đã cho tại x = 5; y = 4 là 129.

b) xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8

= xy - (xy)2 + (xy)4- (xy)6 + (xy)8

Mà xy = (-1).(-1) = 1. Vậy giá trị của biểu thức tại x = -1; y = -1 là: 1- 12 + 14 - 16 +18 

 = 1 - 1 + 1 - 1 + 1 = 1

Treo đề bài trên bảng phụ

H:  Muốn tính giá trị của một đa thức ta làm thế nào?

 

GV gọi 2 HS lên bảng làm

 

 

 

Gọi HS nhận xét

HS: đọc đề bài

 

HS:  Ta cần thu gọn đa thức sau đó thay giá trị của các biến

 

2 HS lên bảng làm

HS1: Câu a

HS2: Câu b

 

HS: nhận xét

 

 

 

 

 

Năng lực tư duy logic, Năng lực giải quyết vấn đề

 

3. Bài 38 Sgk/41

a) C = A + B = (x2 - 2y + xy + 1)

+ (x2 + y - x2y2 - 1)

= 2x2 - x2y2 + xy - y

b) C + A = B Þ C = B - A

= (x2 + y - x2y2 - 1) - (x2 - 2y + xy + 1) 

=x2 + y - x2y2 - 1 - x2 + 2y - xy -1  

= 3y - x2y2 - xy - 2

GV: Sử dụng đề bài trên bảng phụ

 

H: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm như thế nào ?

GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của câu a, b

GV gọi HS nhận xét

Một HS đọc to đề bài

Cả lớp làm vào vở bài tập

HS:Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B - A

HS1: câu a

HS2: câu b

Một vài HS nhận xét

 

 

Năng lực tư duy logic, giải quyết vấn đề

         

C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: Đã thực hiện ở phần B

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7’)

(1) Mục tiêu: Vận dụng phép cộng, trừ đa thức để tìm x, y.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, luyện tập, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

Bài 33 tr14 SBT 

a) Có vô số cặp giá trị (x, y) để giá trị của đa thức 2x + y - 1 = 0

VD1:  x = 1 ; y = -1. Ta có:

 2x + y - 1= 2.1 + (-1) - 1 = 0

VD2: x = 0; y = 1. Ta có:

2x + y - 1 = 2.0 + 1 - 1 = 0

VD3: x = 2; y = -3. Ta có: 

2x + y - 1  = 2.2 + (-3) - 1 = 0

b) Có vô số cặp (x, y) để giá trị của đa thức x - y - 3 = 0

Ví dụ: (x = 0; y = -3) ;

(x = -1; y = - 4)...

 Tìm các cặp giá trị (x, y) để các đa thức sau nhận gía trị bằng 0

a) 2x + y - 1; b)x - y - 3

H: Theo em có bao nhiêu cặp (x, y) để giá trị của đa thức 2x + y - 1 = 0

GV yêu cầu HS lấy ví dụ

Tương tự GV cho HS giải câu b

 

1 HS đọc to đề bài

HS: cả lớp làm bài

 

HS: có vô số cặp (x, y) để giá trị của đa thức

2x + y - 1 = 0

HS: tự lấy ví dụ

1 HS lên bảng giải câu b

 

 

 

Năng lực tư duy logic

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)

- Xem lại các bài đã giải. Nắm vững cách làm cộng, trừ đa thức.

- Làm bài tập còn lại Sgk/41. Đọc trước bài “Đa thức một biến”.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Muốn cộng (trừ) hai đa thức ta làm như? (MĐ 1).

Câu 2: Bài 35, 36, 38.Sgk  (MĐ 2, 3).

Câu 3: Bài 33.Sgk  (MĐ 4).

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Toán học 7 bài 6: Cộng, trừ đa thức hay nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống