Giáo án Toán học 7 bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số hay nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

§2. GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

 

I. MỤC TIÊU:


  1. Kiến thức
    : Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
  2. Kĩ năng: Biết cách trình bày lời giải của loại toán này.
  3. Thái độ: Cẩn thận, khoa học, nghiêm túc trong học tập.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, hoạt động nhóm, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng các công thức tổng quát, giải quyết các bài toán thực tế, tư duy lô gic.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

  1. Giáo viên: Sgk, Bảng phụ, thước.
  2. Học sinh: Sgk, Thước thẳng, MTBT.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

        (MĐ1)    

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

1. Giá trị của một biểu thức đại số.  

 

Biết tính giả trị của một biểu thức đại số.

Tính giá trị một BTĐS tại một giá trị của biến.

 

 

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ:            (5').

HS: Nêu khái niệm về BTĐS? Cho VD.

Trong các biểu thức đó hãy chỉ rõ đâu là biến?

Đáp án:  Nêu khái niệm, lấy ví dụ đúng ...........7đ

               Chỉ đúng biến trong biểu thức ...........3đ

- GV nhận xét, cho điểm.

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk

(5) Sản phẩm: Không

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Trong tiết học trước các em đã hiểu như thế nào là một biểu thức đại số. Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ được học cách tính giá trị của một biểu thức đại số như thế nào.

Hs: Lắng nghe

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình thành

Hoạt động 2: Giá trị của một biểu thức đại số. (16')

(1) Mục tiêu: Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, Tính toán.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

1.     Giá trị của một BTĐS

Ví dụ 1: (Sgk/27)

Giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9; n = 0,5 là:

                         2.9 + 0,5 = 18,5

 Ví dụ 2: (Sgk/27)

* Thay x = -1 vào biểu thức trên ta có: 3.(-1)2 - 5.(-1) + 1 = 9

Vậy g.trị của bthức tại x = -1 là 9

*Thay x =  vào bt trên ta có:

Vậy g.trị của bt tại x =  là

*Cách làm:  (Sgk/28)

GV: Cho học sinh tự đọc ví dụ 1 Sgk/27.

GV: Giới thiệu 18,5 là giá trị của biểu thức

2m + n tại m = 9; n = 0,5

GV: Yêu cầu học sinh tự làm ví dụ 2 Sgk/27.

H: Tại x = -1 ta tính được giá trị bằng bao nhiêu?

Giá trị của biểu thức tại x =  là bao nhiêu?

H: Muốn tính giá trị của BTĐS khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm như  thế nào?

HS: Tự nghiên cứu ví dụ trong Sgk và nêu cách thực hiện.

 

 

HS: Thảo luận theo nhóm đọc và làm ví dụ 2.

Hai Hs lên trình bày ví dụ 2.

 

 

 

HS: Phát biểu.

 

 

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

Hoạt động 3: Áp dụng.  (10')

(1) Mục tiêu: Biết cách trình bày lời giải của loại toán này

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm học sinh

2.     Áp dụng:

?1 Tính giá trị biểu thức 3x2 - 9 tại x = 1 và x = 1/3

* Thay x = 1 vào biểu thức trên ta có:

Vậy giá trị của bt tại x = 1 là -6

* Thay x =  vào biểu thức trên ta có:

Vậy giá trị của bt tại x =  là

?2 Giá trị của biểu thức x2y tại

x = -4; y = 3 là:  (-4)2. 3 =  48

 

GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.

 

 

GV: Thu chấm bài một số vở của Hs

 

 

 

 

 

 

 

GV: Yêu cầu học sinh làm ?2

 

HS: 2 học sinh lên bảng làm bài.

 

HS: Cả lớp làm theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Lên bảng làm.

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

                 

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Củng cố.  (7')

(1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức thành thạo

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thực hành tính toán.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động:  Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm học sinh

Giáo viên hệ thống lại bài và tổ chức trò chơi.

GV: Treo sẵn đề trên 2 bảng phụ, yêu cầu Hs làm bài trên vở nháp lần lượt tính các giá trị của biểu thức trên và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam.

- Mỗi đội 9 bạn xếp hàng lần lượt ở hai bên – Mỗi đội làm ở một bảng

- Các đội tham gia thực hiện tính trực tiếp trên bảng.

- Mỗi Hs tính giá trị một biểu thức rồi điền vào các ô với chữ tương ứng.

- Đội nào tính nhanh – đúng là đội thắng cuộc

N:

T:

Ă:

L:

M:

Ê:

H:

V:

I:

 

-7

51

24

8,5

9

16

25

18

51

5

L

Ê

V

Ă

N

T

H

I

Ê

M

GV: Giới thiệu về thầy Lê Văn Thiêm: (1918 - 1991) quê ở làng Trung Lễ huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở Châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam. “Giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm” là giải thưởng Toán học quốc gia của nước ta giành cho Gv & Hs phổ thông.

 

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm, giao tiếp, hợp tác.

 

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5’)

(1) Mục tiêu: Tính được giá trị của biểu thức trong dạng bài tập nâng cao

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

GV: Đưa ra bài tập: Cho x – y = 9. Hãy tính giá trị của biểu thức:

A =

Gv: Hướng dẫn: Vì không có giá trị cụ thể của x, y nhưng trong đề bài cho x – y = 9 mà trong A lại có số 9 nên ta thay 9 cho x – y.

Hs: Thay 9 = x – y vào biểu thức ta có:

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)

- Về học bài – xem các ví dụ đã giải.

- Đọc phần ''Có thể em chưa biết''; ''Toán học với sức khoẻ mọi người'' Sgk/29

- Làm bài 7; 8; 9/Sgk và xem trước bài mới "Đơn thức".

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Làm bài tập 6 (MĐ 2, 3).

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số hay nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống