Cho các chất sau: (1) C3H8, (2) C2H5OH, (3) CH3CHO. Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và độ tan trong nước

2.4 K

Với giải Bài 2 trang 123 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 18: Hợp chất carbonyl giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 2 trang 123 Hóa học 11: Cho các chất sau: (1) C3H8, (2) C2H5OH, (3) CH3CHO. Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và độ tan trong nước. Giải thích.

Lời giải:

- Chiều tăng dần nhiệt độ sôi: (1) C3H8, (3) CH3CHO, (2) C2H5OH.

Giải thích:

+ C2H5OH có nhiệt độ sôi cao nhất do có khả năng tạo liên kết hydrogen liên phân tử;

+ C3H8 có nhiệt độ sôi thấp nhất do phân tử không phân cực.

+ CH3CHO có nhiệt độ sôi cao hơn C3H8 do phân tử phân cực hơn.

- Độ tan trong nước: (1) C3H8, (3) CH3CHO, (2) C2H5OH.

+ CH3CHO; C2H5OH: tan vô hạn trong nước; ngoài ra C2H5OH tạo được liên kết hydrogen với nước.

+ C3H8: không tan trong nước.

Bài tập vận dụng:

Câu 1.Tên gọi của hợp chất với công thức cấu tạo CH3- CH(C2H5)-CH2-CHO là

A. 3-ethylbutanal.

B. 3-methylpentanal.

C. 3-methylbutanal.

D. 3-ethylpentanal.

Đáp án đúng là: B

Vẽ lại mạch:

CH3C3HC2H2C1HOC4H2C5H3: 3-methylpentanal.

Câu 2. Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là

A. ethanal.

B. acetone.

C. propan-1-ol.

D. propan-2-ol.

Đáp án đúng là: D

Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là propan-2-ol.

Phương trình hoá học minh hoạ:

CH3COCH3LiAlH4CH3CH(OH)CH3PropanonePropan2ol

Câu 3.Chất phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là

A. CH3NH2.

B. CH3CH2OH.

C. CH3CHO.

D. CH3COOH.

Đáp án đúng là: C

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH to CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá