Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau: HCHO + [Ag(NH3)2]OH

1 K

Với giải Luyện tập trang 121 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 18: Hợp chất carbonyl giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

Luyện tập trang 121 Hóa học 11: Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau:

a) HCHO + [Ag(NH3)2]OH →

b) C2H5CHO + Cu(OH)2 + NaOH →

c) C2H5CHO + HCN →

Lời giải:

a) HCHO + 2[Ag(NH3)2]OH t° HCOONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

(Chú ý: HCOONH4 vẫn còn – CHO nên tiếp tục có phản ứng:

HCOONH4 + 2[Ag(NH3)2]OH t° (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O)

b) C2H5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH t° C2H5COONa + Cu2O↓ + 3H2O.

c) C2H5CHO + HCN → C2H5 – CH(OH) – CN.

Lý thuyết Tính chất hóa học

- Nhóm carbonyl quyết định tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde, ketone.

a) Phản ứng khử aldehyde, ketone

- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì

+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc 1

+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc 2

  (ảnh 1)

b) Phản ứng oxi hóa aldehyde

- Khi tác dụng với nước bromine, aldehyde bị oxi hóa tạo thành acid. 

 (ảnh 2)

- Phản ứng với thuốc thử Tollens (phản ứng tráng bạc) và Cu(OH)2/OH-

 (ảnh 3)

=> Phản ứng đặc trưng của aldehyde.

- Ketone không tham gia các phản ứng trên.

c) Phản ứng cộng và phản ứng tạo iodoform

- Phản ứng cộng hydrogen cyanide: tạo sản phẩm cyanohydrin (hydroxynitrile)

CH3-CH=O + H-C≡C → CH3-CH(OH)-CN

CH3-CO-CH3 + H-C≡C → (CH3)2C(OH)-CN

- Phản ứng tạp iodoform: Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng iodoform.

CH3-CH=O + I2 + 4NaOH → CHI3 +H-COONa + 3NaI + 3H2O

CH3-CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI+ CH3COONa + 3NaI + 3H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá