Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau

1.2 K

Với giải Bài 3 trang 65 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Bài 3 trang 65 Hóa học 11: Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau?

Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau?

Lời giải:

- Các chất là đồng đẳng của nhau: (a) và (b);

- Các chất là đồng phân của nhau:

+ (c) và (d);

+ (e) và (g).

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Công thức thu gọn nào sau đây tương ứng với công thức phân tử C3H6O2?

A. CH3COOCH3.

B. CH2=CH-COOH.

C. HCOOCH2CH2CH3.

D. CH≡C-COOH.

Đáp án đúng là: A

CTCT

CH3COOCH3

CH2=CH-COOH

HCOOCH2CH2CH3

CH≡C-COOH

CTPT

C3H6O2

C3H4O2

C4H8O2

C3H2O2

Câu 2. Chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của isopentane (CH3)2CHCH2CH3?

A. CH3CH2CH2CH2CH2CH3.

B. (CH3)2CH-CH(CH3)2.

C. CH3CH2CH2CH2CH3.

D. CH3CH2CH2CH3

Đáp án đúng là: C

CH3CH2CH2CH2CH3 và isopentane (CH3)2CHCH2CH3 có cùng công thức phân tử C5H12 nhưng có cấu tạo khác nhau nên là đồng phân cấu tạo của nhau.

Câu 3. Hai chất CH3COOCH3 và HCOOCH2CH3 là

A. đồng đẳng.

B. đồng phân cấu tạo.

C. đồng vị.

D. cùng một chất.

Đáp án đúng là: B

Hai chất CH3COOCH3 và HCOOCH2CH3 là đồng phân cấu tạo. Do hai chất có cùng công thức phân tử C3H6O2 nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá