Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH

3.6 K

Với giải Bài 3 trang 19 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted – Lowry về acid - base giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted – Lowry về acid - base

Bài 3 trang 19 Hoá học 11: Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH.

Lời giải:

Nước là dung môi phân cực, đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của HCl và NaOH.

+ Khi tan trong nước, các phân tử HCl hút về chúng những cực ngược dấu của các phân tử nước. Do sự tương tác giữa các phân tử nước và phân tử HCl, kết hợp với sự chuyển động không ngừng của các phân tử nước dẫn đến sự điện li phân tử HCl ra các ion H+ và Cl-

Phương trình điện li: HCl → H+ + Cl-

Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH

+ NaOH là hợp chất ion, trong tinh thể có các ion Na+ và OH- liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện. Nước là dung môi phân cực. Khi cho tinh thể NaOH vào nước, các ion Na+ và OH- trên bề mặt hút các phân tử nước lại gần. Các phân tử nước hướng các đầu âm vào ion Na+, các đầu dương vào ion OH- làm yếu liên kết giữa các cation, anion trong tinh thể và khuếch tán vào nước.

Phương trình điện li: NaOH → Na+ + OH-

Nước là dung môi phân cực: Nó có khả năng làm giảm lực hút giữa các ion hoặc giữa các nguyên tử trong phân tử, tạo điều kiện cho các ion hoặc phân tử tách ra và di chuyển tự do trong dung dịch.

Nước tạo ra môi trường thuận lợi cho sự di chuyển của các ion: Các ion được tạo thành sau quá trình điện li sẽ được các phân tử nước bao quanh, giúp chúng di chuyển tự do trong dung dịch và dẫn điện.

Vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH có thể tóm gọn như sau:

- Làm yếu liên kết: Giữa H+ và Cl- trong HCl, và giữa Na+ và OH- trong NaOH.

- Tạo môi trường phân cực: Hỗ trợ quá trình tách các ion.

- Dung môi cho các ion: Giúp các ion di chuyển tự do.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trong dung dịch nitric acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, NO3-.                  

B. H+, NO3-, H2O.

C. H+, NO3-, HNO3.       

D. H+, NO3-, HNO3, H2O.

Đáp án đúng là: B

HNO3 là chất điện li mạnh.

HNO3H++NO3

=> Trong dung dịch nitric acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử: H+, NO3-, H2O.

Câu 2. Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, CH3COO         

B. H+, CH3COO, H2O.

C. CH3COOH, H+, CH3COO, H2O.                

D. CH3COOH, CH3COO, H+.

Đáp án đúng là: D

CH3COOH là chất điện li yếu.

CH3COOHCH3COO+H+

=> Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử: CH3COOH, H+, CH3COO, H2O.

Câu 3. Trong phản ứng sau đây:

H2S(aq)+H2OHS(aq)+H3O+(aq)

Những chất nào đóng vai trò là acid theo thuyết Bronsted – Lowry?

A. H2S và H2O.     

B. H2S và H3O+.    

C. H2S và HS.      

D. H2O và H3O­+.

Đáp án đúng là: B

Trong phản ứng thuận, H2S là acid; trong phản ứng nghịch H3O+ là acid.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá