Tương tự Ví dụ 5, hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid

3.2 K

Với giải Vận dụng trang 19 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted – Lowry về acid - base giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted – Lowry về acid - base

Vận dụng trang 19 Hoá học 11: Tương tự Ví dụ 5, hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?

Lời giải:

- Dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid. Do trong nước, phèn sắt bị phân li hoàn toàn theo phương trình:

NH4Fe(SO4)2.12H2O → NH4+ + Fe3+ + 2SO42- + 12H2O

Ion NH4+ và Fe3+ đóng vai trò là acid trong các cân bằng:

NH4+ + H2O  NH3 + H3O+ (*)

Fe3+ + 3H2O  Fe(OH)3 + 3H+ (**)

- Người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước bởi ion Fe3+ tạo Fe(OH)3 theo (**) ở dạng kết tủa, có khả năng hấp phụ các chất rồi lắng xuống đáy bể.

Lý thuyết Thuyết Bronsted – Lowry về acid – base

1. Thuyết Bronsted – Lowry về acid – base

a. Khái niệm acid – base theo thuyết Bronsted – Lowry.

- Acid là chất cho proton (H+).

- Base là chất nhận proton (H+).

b. Ưu điểm của thuyết Bronsted – Lowry.

Tổng quát hơn thuyết Arhenius. (Phân tử không có nhóm –OH như NH3 hay CO3- cũng là base).

2. Acid mạnh / base mạnh và acid yếu / base yếu

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử chất tan đều phân li ra ion. Thường gặp là:

+ Các acid mạnh: HCl, H2SO4, HNO3

+ Các base mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

+ Hầu hết các muối.

Phản ứng: Một chiều.
Biểu diễn: Mũi tên một chiều (→).

VD: HNO3 → H+ + NO3-.

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân tử chất tan phân li ra ion. Thường gặp là:

+ Các acid yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2SO3

+ Base yếu: Cu(OH)2, Fe(OH)2

Phản ứng: Thuận nghịch.

Biểu diễn: Hai nửa mũi tên ngược nhau (⇆)

VD: CH3COOH ⇆ CH3COO- + H+.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá