Với giải Bài 1 trang 14 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học
Bài 1 trang 14 Hoá học 11: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là không đúng?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì:
+ Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. Nghĩa là, số lượng chất phản ứng chuyển hóa thành sản phẩm trong một đơn vị thời gian bằng với số lượng sản phẩm chuyển hóa ngược trở lại thành chất phản ứng.
+ Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi. Mặc dù phản ứng vẫn tiếp diễn ở cả hai chiều nhưng tốc độ bằng nhau khiến cho nồng độ của các chất không thay đổi theo thời gian.
+ Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra. Cân bằng hóa học là một trạng thái động, nghĩa là các phản ứng vẫn tiếp tục xảy ra ở cả hai chiều nhưng với tốc độ bằng nhau.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g), . Để thu được nhiều sản phẩm nhất thì ta phải:
A. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
B. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
C. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.
D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Đáp án đúng là: B
Để thu được nhiều sản phẩm nhất thì ta phải tác động để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Như vậy:
- Tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí, tức chiều thuận.
- Có , chiều thuận toả nhiệt như vậy giảm nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 2: Cho hệ cân bằng trong một bình kín: N2 (g) + O2 2NO (g);
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi nào?
A. Tăng nhiệt độ của hệ.
B. Giảm áp suất của hệ.
C. Thêm khí NO vào hệ.
D. Thêm chất xúc tác vào hệ.
Đáp án đúng là: A
chiều thuận thu nhiệt.
Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, tức chiều thuận.
Câu 3: Xét phản ứng: 2NO(g) + O2(g) 2NO2(g). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Trong trường hợp này, áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng phản ứng.
D. Chất xúc tác sẽ làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
Đáp án đúng là: A
Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí, tức chiều thuận.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 7 Hoá học 11: Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch mà em biết.....
Luyện tập 1 trang 7 Hoá học 11: Phản ứng thuận nghịch có xảy ra hoàn toàn được không? Vì sao?....
Câu hỏi 2 trang 7 Hoá học 11: Xét ví dụ 2:....
Câu hỏi 4 trang 8 Hoá học 11: Vì sao giá trị là một hằng số ở nhiệt độ xác định?....
Câu hỏi 5 trang 9 Hoá học 11: Viết biểu thức hằng số cân bằng KC cho phản ứng thuận nghịch:...
Luyện tập 2 trang 9 Hoá học 11: Trong công nghiệp, halogen được sản xuất từ phản ứng:....
Câu hỏi 8 trang 11 Hoá học 11: Từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:....
Thí nghiệm 2 trang 12 Hoá học 11: Chuẩn bị: CH3COONa tinh thể; ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.....
Luyện tập 5 trang 12 Hoá học 11: Cân bằng sau chuyển dịch theo chiều nào khi tăng nhiệt độ?....
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học
Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Br∅nsted – Lowry về acid - base