Viết biểu thức hằng số cân bằng KC cho phản ứng (*), (**) dưới đây

893

Với giải Câu hỏi 6 trang 9 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học

Câu hỏi 6 trang 9 Hoá học 11: Viết biểu thức hằng số cân bằng KC cho phản ứng (*), (**) dưới đây.

H2(g) + I2(g)  2HI(g)              (*)

12H2g + 12I2gHIg            **

Theo em, giá trị hai hằng số cân bằng này có bằng nhau không?

Lời giải:

H2(g) + I2(g)  2HI(g)              (*)

Biểu thức hằng số cân bằng cho phản ứng (*): KC=[HI]2[H2].[I2]

12H2g + 12I2gHIg            **

Biểu thức hằng số cân bằng cho phản ứng (**): KC=[HI][H2]12.[I2]12

Theo em, giá trị hai hằng số cân bằng này bằng nhau. Do giá trị KC chỉ phụ thuộc vào bản chất của các chất trong cân bằng và nhiệt độ.

Lý thuyết Biểu thức hằng số cân bằng và ý nghĩa

1. Biểu thức hằng số cân bằng

- Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bB  cC + dD.

Ở trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng (KC) được xác định theo biểu thức:

KC=[C]C.[D]D[A]A.[B]B

Trong đó:

+ [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của các chất A, B, C, D ở trạng thái cân bằng.

+ a, b, c, d là hệ số tỉ lượng của các chất trong phương trình hóa học của phản ứng.

- Ví dụ: Xét phản ứng: C(s) + CO2(g)  2CO(g)

KC=[CO]2[C].[CO2]

2. Ý nghĩa của biểu thức hằng số cân bằng

- Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ.

- KC càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế và ngược lại.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá