Giải thích được quá trình hình thành mưa acid từ sulfur dioxide

528

Với giải Em có thể trang 47 Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Em có thể trang 47 Hóa học 11: - Giải thích được quá trình hình thành mưa acid từ sulfur dioxide.

- Đề xuất được một số biện pháp để cắt giảm sự phát thải sulfur dioxide vào khí quyển.

Lời giải:

- Quá trình hình thành mưa acid từ sulfur dioxide: Khí SO2 phản ứng với hơi nước và các tác nhân có trong không khí tạo thành H2SO3; H2SO4. Khi trời mưa, các hạt acid này tan vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Các phương trình hoá học minh hoạ:

SO2 + H2O → H2SO3

Giải thích được quá trình hình thành mưa acid từ sulfur dioxide

SO3 + H2O → H2SO4.

- Một số biện pháp để cắt giảm sự phát thải sulfur dioxide vào khí quyển:

- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.

Lý thuyết Sulfur dioxide

1. Tính chất vật lí

- SO2 là chất khí không màu, năng hơn không khí, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

- SO2 là khí độc.

2. Tính chất hóa học

a, Tính oxi hóa

- Tác dụng với hydrogen sulfide: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

b, Tính khử

- Tác dụng với nitrogen dioxide (NO2): SO2 + NO2 →SO3 + NO

3. Ứng dụng

- Là chất trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất sulfuric acid.

- Tẩy trắng và diệt khuẩn.

- Là dung môi để thực hiện nhiều phản ứng.

4. Sulfur dioxide và ô nhiễm môi trường

a, Nguồn phát sinh

- Tự nhiên: khí thải núi lửa  …

- Nhân tạo: đốt cháy nhiên liệu, quặng sulfide, luyện kim ….

b, Tác hại

- Gây ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid và viêm đường hô hấp ở người.

c, Biện pháp cắt giảm phát thải sulfur dioxide vào khí quyển

- Tăng cường sử dụng  các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá