Sulfur tác dụng với sắt (iron) Chuẩn bị: bột sulfur, bột iron, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bông

4.1 K

Với giải Thí nghiệm trang 44 Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Thí nghiệm trang 44 Hóa học 11: Sulfur tác dụng với sắt (iron)

Chuẩn bị: bột sulfur, bột iron, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bông.

Tiến hành:

- Trộn đều bột sulfur với bột iron theo tỉ lệ khối lượng khoảng 1: 1,5.

- Lấy khoảng 2 g hỗn hợp vào ống nghiệm khô chịu nhiệt, dùng bông nút miệng ống nghiệm.

- Hơ nóng đều nửa dưới ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào phần chứa hỗn hợp.

Quan sát, mô tả hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:

Dự đoán sản phẩm tạo thành sau thí nghiệm, viết phương trình hoá học của phản ứng và xác định chất oxi hoá, chất khử.

Lời giải:

Hiện tượng: Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, tiếp theo hỗn hợp cháy sáng và chuyển thành hợp chất màu đen, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Dự đoán sản phẩm tạo thành là muối iron(II) sulfide.

Phương trình hoá học: Sulfur tác dụng với sắt (iron) Chuẩn bị: bột sulfur, bột iron, ống nghiệm, kẹp gỗ

Vậy trong phản ứng này, Fe đóng vai trò là chất khử còn S đóng vai trò là chất oxi hoá.

Lý thuyết Sulfur

1. Trạng thái tự nhiên

- Là nguyên tố phổ biến thứ 17 trên vỏ TĐ.

- Trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

2. Cấu tạo nguyên tử, phân tử

a, Cấu tạo nguyên tử

- Vị trí trong BTH:

+ Ô: 16.

+ Chu kì: 3.

+ Nhóm: VIA.

- Sulfur có tính phi kim.

- Số oxi hóa: -2, 0, +4, +6.

b, Cấu tạo phân tử

Phân tử sulfur gồm 8 nguyên tử (S8) có dạng vòng khép kín.

Mỗi nguyên tử sulfur liên kết với hai nguyên tử bên cạnh bằng hai liên kết CHT không phân cực.

3. Tính chất vật lí

- Có hai dạng thù hình: dạng tà phương và dạng đơn tà.

- Sulfur không tan trong nước, ít tan trong alcohol, tan nhiều trong carbon disulfide.

4. Tính chất hóa học

a, Tác dụng với hydrogen và kim loại

- Tác dụng với hydrogen

S(s) +H2(g) H2S(g)

- Tác dụng với kim loại tạo ra muối sulfide

Hg + S  → HgS

2Al + 3S → Al2S3

b, Tác dụng với phi kim

S + 3F2 → SF6

S + O2 → SO2

5. Ứng dụng

- Lưu hóa cao su.

- Sản xuất sulfuric acid.

- Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá