Với giải Khám phá 2 trang 82 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông
Khám phá 2 trang 82 Toán 8 Tập 1: Cho ABCD là hình chữ nhật.
a) Chứng minh AB // CD và AD // BC.
b) Tam giác ABD và tam giác BAC có bằng nhau không? Vì sao?
Lời giải:
a) Ta có: AB ⊥ AD, CD ⊥ AD nên AB // CD.
AD ⊥ AB, BC ⊥ AB nên AD // BC.
b) Tứ giác ABCD có AB // CD và AD // BC nên là hình bình hành.
Do đó AD = BC (tính chất hình bình hành).
Xét DABD và DBAC có:
;
AB là cạnh chung;
AD = BC (chứng minh trên)
Do đó DABD = DBAC (hai cạnh góc vuông).
Lý thuyết Hình chữ nhật
1.1. Định nghĩa hình chữ nhật
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
Hình chữ nhật ABCD có .
1.2. Tính chất của hình chữ nhật
Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là hình thang cân và cũng là hình bình hành nên có tất cả các tính chất của hình thang cân, hình bình hành.
Định lí:
Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Ví dụ 1. Cho hình chữ nhật ABCD, AC cắt BD tại L. Hãy chỉ ra các đoạn thẳng bằng nhau có trong hình.
Hướng dẫn giải
Hình chữ nhật ABCD có:
– Các cặp cạnh đối bằng nhau: AD = BC; AB = CD.
– Hai đường chéo bằng nhau nên: AC = BD.
– Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên: LA = LC = LB = LD.
1.3. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Ta có các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật như sau:
(1) Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
(2) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Chú ý:
– Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
– Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
Ví dụ 2. Cho tam giác BAD có đường trung tuyến AE (E ∈ BD) sao cho . Trên tia đối của tia EA lấy điểm C sao cho EC = EA. Chứng minh ABCD là hình chữ nhật.
Hướng dẫn giải
Tam giác ABD có đường trung tuyến AE nên E là trung điểm của BD.
Lại có EC = EA nên E là trung điểm của AC.
Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại E là trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.
Lại có và nên BD = AC
Hình bình hành ABCD có hai đường chéo BD và AC bằng nhau nên là hình chữ nhật.
Video bài giảng Toán 8 Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Khám phá 2 trang 82 Toán 8 Tập 1: Cho ABCD là hình chữ nhật...
Vận dụng 1 trang 83 Toán 8 Tập 1: Tìm bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế...
Thực hành 3 trang 85 Toán 8 Tập 1: Tìm hình vuông trong hai hình sau:..
Vận dụng 3 trang 85 Toán 8 Tập 1: Tìm bốn ví dụ về hình vuông trong thực tế...
Khám phá 7 trang 86 Toán 8 Tập 1: Cho hình thoi ABCD. Hãy chứng tỏ:..
Bài 1 trang 87 Toán 8 Tập 1: Cho Hình 14. Tìm x...
Bài 2 trang 87 Toán 8 Tập 1: Cho Hình 15. Vẽ thêm điểm P để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Hình bình hành – Hình thoi