Cho biết: 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l)

859

Với giải Vận dụng 4 trang 85 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

Vận dụng 4 trang 85 Hóa học 10: Cho biết:

2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l) có ∆r H298o = 91,6 kJ

NaHCO3 có trong thành phần bột nở dùng để làm bánh. Vì sao khi bảo quản, cần tránh để bột nở ở nơi có nhiệt độ cao?

Lời giải:

r H298o = 91,6 kJ > 0 nên phản ứng này thu nhiệt. Khi gặp nhiệt độ cao bột nở NaHCOdễ dàng bị phân hủy.

Lý thuyết Cách tính biến thiên enthalpy phản ứng

1. Tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành

Giả sử có phản ứng tổng quát:

aA + bB  mM + nN

- Biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng của phản ứng được tính theo công thức: 

Δr H2980= m× ΔfH2980(M) + n× ΔfH2980(N) - a× ΔfH2980(A) - b× ΔfH2980(B)

Trong đó: A, B, M, N là các chất trong phản ứng; a, b, m, n là hệ số tương ứng của các chất.

Chú ý: Enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất bằng 0.

Ví dụ 1: Cho phản ứng: 2Na2O(s)  4Na(s) + O2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng của phản ứng được tính như sau:

Δr H2980= 4× ΔfH2980(Na(s)) + 1× ΔfH2980(O2(g)) - 2× ΔfH2980(Na2O(s))

= 4×0 + 1×0 2× (- 418,0) = 836,0 (kJ)

 Do ΔrH2980của phản ứng rất dương nên phản ứng thu nhiệt.

Ví dụ 2: Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H6(g) được tính như sau:

C2H6(g) + 12O2(g 2CO2(g) + 3H2O(l)

ΔrH29802×ΔfH2980(CO2(g)) + 3×ΔfH2980(H2O(l)) - 1×ΔfH2980(C2H6(s)) - 72×ΔfH2980O2(g))

= 2×(- 393,5) + 3×(- 285,8) 1×(- 84) - 72×0 = -1560,4 (kJ)

 Do ΔrH2980ủa phản ứng rất âm nên phản ứng tỏa nhiệt mạnh, rất thuận lợi và cung cấp nhiều năng lượng.

2. Tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết

Khi các chất trong phản ứng ở thể khí, biến thiên enthalpy phản ứng cũng có thể tính được nếu biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trong phản ứng.

Giả sử có phản ứng tổng quát:

aA(g) + bB(g)  mM(g) + nN(g)

- Biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng của phản ứng được tính theo công thức:

Δr H2980a× Eb(A) + b× Eb(B) - m× Eb(M) n× Eb(N)

Trong đó Eb(A), Eb(B), Eb(M), Eb(N) lần lượt là tổng năng lượng liên kết của tất cả các liên kết trong các phân tử A, B, M, N.

Lưu ý: Để tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng và loại liên kết.

Ví dụ: Cho phản ứng:

C2H6(g) + Cl2(g C2H5Cl(g) + HCl(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng của phản ứng được tính theo năng lượng liên kết như sau:

Δr H2980=1× Eb(C2H6) + 1× Eb(Cl2) - 1× Eb(C2H5Cl) 1× Eb(HCl)

Δr H2980 =1×6EH + 1× E– C + 1×ECl Cl - 1× (5E– H + E– C + ECl) 1×E– Cl

ΔrH29801×6×414 + 1×347 + 1×243 - 1× (5×414 + 347 + 339) 1×431 = -113 (kJ)

→ Phản ứng có ΔrH2980 âm nên phản ứng tỏa nhiệt và diễn ra thuận lợi. Trong thực tế, chỉ cần được chiếu ánh sáng mặt trời là phản ứng đã diễn ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá