Bài 9.3 trang 82 Toán 10 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 10

1.3 K

Với giải Bài 9.3 trang 82 SGK Toán 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất

Bài 9.3 trang 82 Toán 10 Tập 2: Gieo đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xét các biến cố sau:

C: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”;

D: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa hoặc số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5”.

Các biến cố C, C¯, D và D¯là các tập con nào của không gian mẫu?

Lời giải:

a)  Kí hiệu S là mặt sấp, N là mặt ngửa. Không gian mẫu được cho theo bảng:

Số chấm của xúc xắc

 

Mặt đồng xu

1

2

3

4

5

6

S

(S;1)

(S;2)

(S;3)

(S;4)

(S;5)

(S;6)

N

(N;1)

(N;2)

(N;3)

(N;4)

(N;5)

(N;6)

Mỗi ô là một kết quả có thể. Có 12 ô, vậy n(Ω) = 12.

b) Biến cố C: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”, tức là xảy ra các kết quả có thể: (S;1); (S;2); (S;3); (S;4); (S;5); (S;6).

Vậy C = {(S;1); (S;2); (S;3); (S;4); (S;5); (S;6)}.

Khi C: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”, không xảy ra thì C¯: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa” xảy ra.

Khi đó C¯= {(N;1); (N;2); (N;3); (N;4); (N;5); (N;6)}.

Biến cố D: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa hoặc số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5” thì có các trường hợp xảy ra là: (N;1); (N;2); (N;3); (N;4); (N;5); (N;6); (S;5).

Do đó D = {(N;1); (N;2); (N;3); (N;4); (N;5); (N;6); (S;5)}.

Ta có D¯ = CΩD = {(S;1); (S;2); (S;3); (S;4); (S;6)}.

Vậy C = {(S;1); (S;2); (S;3); (S;4); (S;5); (S;6)};

C¯= {(N;1); (N;2); (N;3); (N;4); (N;5); (N;6)};

D = {(N;1); (N;2); (N;3); (N;4); (N;5); (N;6); (S;5)};

D¯= {(S;1); (S;2); (S;3); (S;4); (S;6)}.

Từ khóa :
toán 10
Đánh giá

0

0 đánh giá