Mỗi quyển vở có giá 10 000 đồng, mỗi cái bút chì có giá 6 000 đồng. Thái mua một vài quyển vở

811

Với giải Bài 7 trang 82 SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Bài 7 trang 82 SBT Toán 7 Tập 2: Mỗi quyển vở có giá 10 000 đồng, mỗi cái bút chì có giá 6 000 đồng. Thái mua một vài quyển vở và một vài cái bút. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: “Số tiền Thái mua vở và bút là 22 000 đồng”;

B: “Số tiền Thái mua vở và bút là 23 000 đồng”;

C: “Thái đã dùng ít nhất 16 000 đồng để mua vở và bút”.

Lời giải:

‒Biến cố A: “Số tiền Thái mua vở và bút là 22 000 đồng” là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước được có xảy ra hay không.

+ Nếu Thái mua 1 quyển vở và 2 cái bút thì số tiền là 10000 + 6000.2 = 22000đồng, khi đó biến cố A xảy ra.

+ Chẳng hạn Thái mua 1 quyển vở và 1 cái bút thì số tiền là 10000 + 6000 = 16000 < 22000đồng, khi đó biến cố A không xảy ra.

‒Biến cố B là biến cố không thể vì:

Mỗi quyển vở có giá 10 000 đồng, mỗi cái bút chì có giá 6 000 đồng, đây đều là số tiền chẵn nên khi mua với số lượng như thế nào thì tổng số tiền vẫn là một số chẵn.

Mà số tiền 23000 đồng là một số lẻ.

Do đó biến cố B không xảy ra.

‒Biến cố C: “Thái đã dùng ít nhất 16 000 đồng để mua vở và bút” là biến cố chắc chắn vì:

Thái mua một vài quyển vở và một vài cái bút nên trường hợp ít nhất là sẽ mua 1 quyển vở và 1 cái bút, khi đó số tiền cần có để mua là: 10000+ 6000 = 16000 đồng. Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn.

Vậy biến cố A là biến cố ngẫu nhiên, biến cố B là biến cố không thể và biến C là biến cố chắc chắn.

Đánh giá

0

0 đánh giá