Với giải Bài 6 trang 81 SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Bài 6 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc 6 mặt cân đối. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
A: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 36”;
B: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 14”;
C: “Tổng số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 13”.
Lời giải:
Con xúc xắc có số chấm ở 6 mặt như sau: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm (với i, j ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6}).
‒Biến cố A: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 36” là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước được có xảy ra hay không.
+ Nếu i = j = 6 thì ij = 36 nên biến cố A sẽ xảy ra.
+ Chẳng hạn nếu i = 1, j =2thì ij =1 . 2 = 2 < 36 nên biến cố A không xảy ra.
‒Biến cố B: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 14” là biến cố không thể vì:
Ta có 14 = 1 . 14 = 2 . 7
Do đó một trong hai con xúc xắc phải gieo được mặt 7 chấm (con xúc xắc còn lại gieo được mặt 2 chấm) hoặc 14 chấm (con xúc xắc còn lại gieo được mặt 1 chấm).
Mà xúc xắc chỉ có mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Do đó biến cố B không xảy ra.
‒Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 13” là biến cố không thể vì giả sử hai con xúc xắc cùng xuất hiện mặt nhiều chấm nhất i = j = 6 thì i + j = 12 < 13. Do đó biến cố C không xảy ra.
Vậy biến cố A là biến cố ngẫu nhiên; biến cố B và C là biến cố không thể.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên