Vở bài tập Toán 7 Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ - Cánh diều

1.6 K

Với giải Vở bài tập Toán 7 Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Toán lớp 7 Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

I. Kiến thức trọng tâm

Câu 1 trang 14 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Với n là một số tự nhiên lớn hơn 1, lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu xn, là tích của …………………………..

xn = x.x...... x................. (x ∈ ℚ, n ∈ ℕ, n > 1).

Số x được gọi là ………………………, n được gọi là ……………………

Quy ước: x1 = …………

x0 = ………….

Lời giải:

Với n là một số tự nhiên lớn hơn 1, lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu xn, là tích của n thừa số x.

xn = x.x...... xnUnknown node type: spanthừa số (x ∈ ℚ, n ∈ ℕ, n > 1).

Số x được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.

Quy ước: x1 = x;

x0 = 1.

Câu 2 trang 14 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta ………… cơ số và …… các số mũ:

xm . xn = x......

Lời giải:

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:

xm . xn = xm + n.

Câu 3 trang 14 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta …… cơ số và ………

xm : xn = x..... (x ≠ 0; m ≥ n).

Lời giải:

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia.

xm : xn = xm − n (x ≠ 0; m ≥ n).

Câu 4 trang 15 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta ……… cơ số và …………..

(xm)n = x…...

Lời giải:

Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ.

(xm)n = xm.n.

II. Luyện tập

Đánh giá

0

0 đánh giá