Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu trích sau

431

Với giải Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Thơ tự do giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 7: Thơ tự do

Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu trích sau:

a) Chị ngồi im lặng nhìn những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông. Giá như đêm nay Ân ở nhà thì Ân hạnh phúc biết bao nhiêu. (Nguyễn Quang Thiêu)

b) Dòng sông nhẹ xao, chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái. (Xuân Diệu)

c)      

Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.

(Nguyễn Duy)

d)      

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca.

(Tố Hữu)

Trả lời:

a)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là so sánh: “những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông”.

- Yếu tố được so sánh: “những mẩu than nhấp nháy”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “những ngôi sao mùa đông”.

+ Tác dụng tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể: “những mẩu than nhấp nháy” và “những ngôi sao mùa đồng”. Cả hai hình ảnh đều có nét tương đồng về sự “nhấp nháy” của ánh lửa, ánh sao, gợi tính hình tượng, tính biểu trưng cho câu văn.

b)

+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là nhân hoá (một loại ẩn dụ tu từ): “chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái”.

+ Tác dụng tu từ: tác giả đã liên tưởng hình ảnh chiếc thuyền với thân thể của con người có cảm xúc “run rẩy”, “khoan khoái” rất hình tượng và mang tính biểu cảm cao.

c)

+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”.

+ Tác dụng tu từ: tác giả đã liên tưởng mùi, vị, sắc của “củ dong riềng” rất hình tượng và rất ngọt, rất ngon. Để có được ấn tượng lạ và ngon như vậy, tác giả đã sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác (nghe) sang khứu giác (mùi) qua thị giác (huệ trắng) rất tinh tế và hiệu quả.

d)

+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là đảo ngữ: “Đẹp vô-cùng Tổ quốc ta ơi”.

+ Tác dụng tu từ: việc sử dụng hình thức đảo ngữ luôn tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và hình tượng câu thơ. Thành phần được đảo là vị ngữ, như muốn nhấn mạnh đến sự “đẹp đẽ” của Tổ quốc, của non sông hùng vĩ Việt Nam. Câu thơ có thể được diễn đạt theo trật tự xuôi là: Tổ quốc ta ơi đẹp vô cùng hoặc Ơi Tổ quốc ta đẹp vô cùng. Những cách đảo ngữ như trong khổ thơ là giàu tính biểu cảm và tính hình tượng nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá