Sách bài tập Ngữ Văn 10 Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi | Cánh diều

9.1 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5:Thơ văn Nguyễn Trãi sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi

I. Bài tập đọc hiểu

  • Nguyễn Trãi - Cuộc đời và Sự nghiệp

  • Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Bài viết Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp thuộc kiểu văn bản nào sau đây?

    A. Văn bản nghị luận xã hội

    B. Văn bản nghị luận văn học

    C. Văn bản nhật dụng

    D. Văn bản thông tin

    Trả lời:

    Chọn đáp án: D. Văn bản thông tin

    Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Dựa vào bài viết Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp kết hợp với những hiểu biết về lịch sử, em hãy trình bày những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử, văn hoá thời đại Nguyễn Trãi.

    Trả lời:

    a) Trước và trong khởi nghĩa Lam Sơn

    - Nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần và tiến hành xây dựng lại thể chế, nhà nước.

    - Nhà Minh xâm lược và thống trị Đại Việt, thực hiện chế độ đàn áp, bóc lột dã man, hòng huỷ hoại triệt để nền văn hoá Đại Việt.

    - Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đều thất bại.

    - Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    b) Sau khởi nghĩa Lam Sơn

    - Yêu cầu xây dựng một chính quyền vững mạnh, một quốc gia hùng cường. Xây dựng một nền văn hoá dân tộc độc lập, từng bước khôi phục lại bộ phận văn hoá truyền thống đã bị kẻ thù xâm lược huỷ hoại, tiếp thu tinh hoa của văn hoá khu vực. Trong đó, việc xây dựng nền móng cho một nền văn học mới là rất quan trọng.

    Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 3, SGK(*)) Dựa trên cơ sở nào để bài viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hoá, nhà văn kiệt xuất”?

    Trả lời:

    - Những cơ sở để khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”: 

    Ông để lại di sản trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,... với nhiều tác phẩm có giá trị như: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Phủ núi Chí Linh (Chí Linh sơn phủ), Lam Sơn thực lục (Bộ sử biên niên về thời kì ở Lam Sơn), Văn bia Vĩnh Lăng, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ, Dư địa chí (Ghi chép về địa lí), Ức Trai thi tập (Tập thơ của Ức Trai), ... Các tác phẩm này đều được viết bằng chữ Hán. Nguyễn Trãi còn có tập thơ Quốc âm thi tập viết

    Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

    Trả lời:

    Giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi có mối liên hệ hết sức mật thiết:

    - Cuộc đời ông luôn gắn bó với vận mệnh của dân tộc. Thời kì tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, thơ văn Nguyễn Trãi luôn là vũ khí lợi hại góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trước quân Minh xâm lược, với khát vọng giải phóng dân tộc, với mong muốn đem lại nền hoà bình cho cả hai dân tộc Việt - Trung.

    Các tác phẩm của ông đã phản ánh kịp thời và từng bước cuộc kháng chiến oai

    hùng của dân tộc, cuộc kháng chiến mà ông đã tham gia tích cực. Trong đó, tiêu biểu là các tác phẩm thư từ luận chiến được tập hợp trong Quân trung từ mệnh tập, bài cáo tổng kết cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc - Đại cáo bình Ngô, bộ sử ghi lại cuộc khởi nghĩa gian khổ mà anh hùng - Lam Sơn thực lục,...

    - Trong thời kì xây dựng đất nước, thơ văn Nguyễn Trãi mang theo những khát | vọng lớn lao của ông về mong muốn xây dựng một xã hội “vua sáng, tôi hiền”, người dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước luôn phồn vinh, giàu đẹp. Các tác phẩm của ông là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền văn hoá, văn học mới, tiêu biểu như các chiếu, từ được ông viết với danh nghĩa nhà vua, các bài sớ trình dâng lên triều đình, hai tập thơ lớn: Úc Trai thi tập, Quốc âm thi tập và các tác phẩm: Văn bia Vĩnh Lăng, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ, Dư địa chí (Ghi chép về địa lí),...

    Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 4, SGK) Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?

    Trả lời:

    - Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một con người luôn gắn yêu nước với thương dân, biết ơn người dân.

    - Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường.

    + Một người con hiếu thảo, một người bạn chân tình.

    + Một người gắn bó với quê hương, đất nước. Ông sống hết mình với lợi ích của dân tộc cả trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và trong thời bình khi nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt ra cấp thiết.

    + Luôn nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hoà cùng tạo vật.

    - Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người.

    Câu 6 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Những đóng góp to lớn nào về mặt nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi được nêu lên trong văn bản Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp?

    Trả lời:

    - Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam. Ông có công lớn trong việc hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học.

    - Ông là một nhà văn chính luận xuất sắc, đưa thể văn nghị luận ở giai đoạn này đạt đến độ hoàn thiện.

    - Với thể phú, ngòi bút của Nguyễn Trãi cũng đã đạt được những thành công lớn.

    - Về thơ, Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Với Ức Trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán của Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.

    - Đặc biệt, với tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người, cũng như phản ánh chân thực đời sống xã hội.

    + Ông đem lại cho thơ Nôm một hệ thống thẩm mĩ mới, đưa vào thơ tục ngữ, ngôn ngữ và hình ảnh đời thường. Trong Quốc âm thi tập có tới 186 bài được viết theo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, cho thấy nhà thơ rất có ý thức trong việc sáng tạo một “lối thơ riêng của Việt Nam”.

    + Những sự vật bình dị, dân dã, đời thường như quả núc nác, lảnh mùng tơi, bè rau muống, con đòng đong,... cũng đều được Nguyễn Trãi đưa vào thơ một cách tự nhiên, tạo nên những rung động thẩm mĩ mới.

    Câu 7 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Em suy nghĩ gì về nhận xét: “Ngày nay, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi vẫn là những bài học hết sức giá trị.”? Hãy nêu lên một số bài học mà em thấy tâm đắc.

    Trả lời:

    Bài học về độc lập dân tộc, bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc trong những giờ phút khó khăn của lịch sử,...

    Câu 8 trang 3, 4, 5, 6 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc”

    (Trích)

    Nguyễn Trãi, người anh hùng của đân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu đân, nội trị, ngoại giao, “Muôn thuở nền thái bình vững chắc, / Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu”; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”,... “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” (Đại cáo bình Ngô); văn và võ đều là vũ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao: “Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” (Lê Quý Đôn), “Văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế(1) (Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. [...]

    Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “bình Ngô”, người thảo Đại cáo bình Ngô. Nguyễn Trãi là một người yêu nước, yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân, đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng, chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.

    Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: làm gì cho dân, người dân lầm than khổ cực. Bắt đầu Đại cáo bình Ngô có câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

    Chữ “yên” ở đây có nghĩa “an cư lạc nghiệp”, cùng một ý với câu ở phần cuối của bài Đại cáo: “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”. Nguyễn Trãi là tác giả của Dư địa chí, một cuốn sách có giá trị về địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ. Đáng tiếc Nguyễn Trãi không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng của mình cống hiến cho nước, cho dân, cho người đời. Nhưng nghĩ cho cùng không thể khác được. Đối với triều đình nhà Lê lúc bấy giờ, sau khi “bốn biển đã yên lặng”, Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá. Nguồn gốc sâu xa của thảm án vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị “tru di” ba họ là ở đó. [...]

    Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhớ nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Từ Đại cáo bình Ngô qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm,... ngòi bút thần của Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường! Nhiều tài hoa như vậy dồn lại ở một con người, thật là hiếm có!

    Đại cáo bình Ngô là khúc ca hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. Hãy nghe Nguyễn Trãi lên án giặc ngoại xâm:

    - Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội(2),

    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

    - Ngắm thù lớn há đội trời chung,

    Căm giặc nước thề không cùng sống.

    Và đây là mấy câu diễn tả thế thắng của quân ta:

    - Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

    Voi uống nước, nước sông phải cạn.

    - Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng,

    Thân vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh(3).

    Rồi đến đoạn cuối, lúc dẹp xong giặc ngoại xâm:

    Xã tắc(4) từ đây vững bền,

    Giang sơn từ đây đổi mới.

    [...]

    Muôn thuở nên thái bình vững chắc,

    Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.

    Những bức thư gửi tướng tá giặc trong Quân trung từ mệnh tập mà Phan Huy Chú cho là “có sức mạnh như mười vạn quân” là mẫu mực của tài hùng biện. Hãy nghe Nguyễn Trãi kể tội Phương Chính:

    “Bảo mày giặc dữ Phương Chính: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần người đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua”. [...]

    Phải nói rõ rằng Nguyễn Trãi, một mặt vạch tội ác quân xâm lược và kiên  quyết đánh chúng, mặt khác luôn luôn cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cứu nước một cách đỡ tổn thất nhất, đồng thời sớm khôi phục bang giao bình thường với Trung Quốc nhà Minh. Trong một bức thư gửi Vương Thông, người chỉ huy quân xâm lược, Nguyễn Trãi đem hết tài hùng biện của mình để chỉ rõ thế tất bại của địch. [...] Biết rằng Vương Thông chỉ còn mong chờ viện binh nên bức thư nhắn mạnh: “Người xưa có câu: “Nước xa không thể cứu lửa gần”. Giá viện binh có đến, cũng chăng ích gì cho sự bại vong”. Cuối cùng, Nguyễn Trãi đưa sào cho Vương Thông:

    “Nếu muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thuỷ bộ hai đường, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra khỏi cõi, yên ổn muôn phần.”.

    Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm mắt cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo.

    Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quý trọng hơn nữa thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn quý của văn học dân tộc. Bình luận về thơ, tưởng không bằng đọc một vài câu thơ:

    Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi

    Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu...

    Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! Vườn văn học của nước nhà có những hoa quả đẹp và thơm ngon, thế mà chúng ta hình như chưa thấy hết giá trị. Tiếng nói của chúng ta có cái giàu và đẹp, phải biết yêu quý, sử dụng, trau dồi, vì sao lại phải đi mượn ở đâu đâu?

    Thơ của Nguyễn Trãi là tâm hồn của Nguyễn Trãi, trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ của Nguyễn Trãi buồn vì cảnh đời của ông buồn. Thơ của Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ của Ức Trai là thơ của một người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước tươi vui.

    Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi ông như sau:

    “Gió thanh hây hẩy giấc vàng, người như một ông tiên ở trong toà ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước từ xưa chưa có bao giờ...”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

    Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với

    Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.’’

    (Phạm Văn Đồng, báo Nhân Dân, ngày 19-9-1962)

    (1) Kinh bang tế thế: trông coi việc nước; cứu giúp người đời.

    (2) Người xưa thường dùng thẻ trúc để ghi chép; Nam Sơn (Trung Quốc): nơi có rừng trúc. Câu thơ ý nói tội ác của giặc nhiều không thể ghi chép hết.

    (3) Thần vũ chẳng giết hại: ý nói uy vũ thần thánh thiêng liêng có sức mạnh chiến thắng mà không cần phải sát hại kẻ thù. Hiếu sinh: quý trọng sinh mạng con người.

    (4) Xã tắc: nơi tế thần đất gọi là xã, nơi tế thần lúa gọi là tắc. Nghĩa bóng chỉ đất nước, bờ cõi.

    a) Hãy xác định kiểu văn bản của bài viết Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc:

    A. Văn bản nhật dụng

    B. Văn bản nghị luận

    C. Văn bản thông tin

    D. Sự kết hợp của ba phương án trên

    b) Em hãy cho biết mục đích của tác giả khi viết văn bản trên. Chỉ ra sự phù hợp giữa nhan đề và nội dung của bài viết.

    c) Em hãy nêu bố cục của bài viết và cho biết ý chính của mỗi phần trong văn bản.

    d) Xác định quan điểm (luận đề), các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu lên trong bài nghị luận trên. Phân tích và làm rõ mối quan hệ của các yếu tố đó.

    e) Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận. Qua đó, làm rõ thái độ, tình cảm của tác giả đối với danh nhân Nguyễn Trãi.

    Trả lời:

    a) Chọn đáp án: B. Văn bản nghị luận

    b)- Tác giả Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, năm 1962 nhân Kỉ niệm 520 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380 - 1442) đã viết bài ca ngợi con người, sự nghiệp cứu nước, sự nghiệp văn hoá, văn học trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi.

    - Đây là giai đoạn cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng chế độ mới ở miền Bắc nên bài viết có ý nghĩa quan trọng:

    + Khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

    + Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc ta trước nhân dân và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kêu gọi sự ủng hộ của họ, phản bác lại sự xuyên tạc của kẻ thù về mục đích cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam.

    + Khẳng định truyền thống chống giặc ngoại xâm và niềm tin vào chiến thắng của dân tộc.

    Bài viết có giá trị đối nội và ngoại giao quan trọng trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Đây cũng là bước đầu chuẩn bị cho việc Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh Nguyễn Trãi là Anh hùng | dân tộc - Danh nhân văn hoá nhân Kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông (1980).

    + Nhan đề của bài viết rất phù hợp với nội dung được trình bày trong bài và cũng chính là luận đề được nhắc lại ở ngay câu mở đầu của bài nghị luận.

    c) Bố cục của bài nghị luận gồm bốn phần theo thứ tự đã được đánh số trong văn bản.

    1) Phần mở đầu: Nêu và giải thích luận đề.

    2) Nguyễn Trãi - Người anh hùng cứu nước, thương dân và bị kịch của ông.

    3) Sự nghiệp văn học yêu nước và xây dựng nền văn hoá dân tộc của Nguyễn Trãi.

    4) Phần kết luận: Tự hào về Nguyễn Trãi, học tập tấm gương danh nhân.

    d) - Luận đề được nêu lên ở ngay câu đầu của bài viết. Đây cũng là quan điểm được khẳng định trong cả bài nghị luận.

    - Ở phần 2 và 3 của bài viết, tác giả triển khai cụ thể các vấn đề được nêu lên trong luận đề. Luận điểm của phần 2 và 3 cũng được nêu lên ở ngay câu đầu các phần. Các luận điểm ở phần 2 và 3 đều là sự triển khai một cách cụ thể luận đề của bài viết.

    - Các lí lẽ và bằng chứng được đề cập đến trong bốn phần của bài viết đều gắn bó với luận đề và các luận điểm được nêu trong cả bài nghị luận, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đều có mục đích làm rõ luận đề, tạo thành một hệ thống và chỉnh thể thống nhất trong toàn bài.

    e) Các câu biểu cảm trong bài sẽ giúp cho lập luận trở nên giàu sức thuyết phục hơn, bớt khô khan hơn và thể hiện một cách trực tiếp thái độ, tình cảm của tác giả.

    Qua các lập luận và các câu biểu cảm, tác giả đã thể hiện sự khâm phục, ca ngợi, tự hào và cảm thông với số phận bi kịch của Nguyễn Trãi.

  • Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

  • Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời của đại cáo bình Ngô và cho biết tư cách phát ngôn của Nguyên Trãi khi viết tác phẩm này.

    Trả lời:

    Hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô và tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm này:

    - Bài Đại cáo ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1427), sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình

    Ngô, trịnh trọng tuyên bố về chiến thắng của Đại Việt trước quân Minh xâm lược, tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến, lên án tội ác của kẻ thù, kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang; ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập tự do cho dân tộc; mở ra một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh Vượng.

    - Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Đại cáo bình Ngô: Trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vai trò của Nguyễn Trãi là vô cùng quan trọng, ông giúp Lê Lợi trong việc thảo ra tư tưởng, chiến lược cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, được uỷ quyền trực tiếp soạn thảo các văn bản, giấy tờ trong mọi công việc đối nội, đối ngoại, góp phần quan trọng vào thắng lợi của toàn dân tộc. Ông cũng được Lê Lợi uỷ quyền viết văn bản cực kì quan trọng: Đại cáo bình Ngô. Với tài năng xuất chúng của mình, Nguyễn Trãi đã viết lên một áng hùng văn, trong đó thể hiện những tư tưởng lớn lao của dấn tộc và chủ tướng Lê Lợi. Nhưng trước hết, đây chính là tư tưởng của Nguyễn Trãi đã được ông hun đúc từ lịch sử truyền thống của dân tộc và thời đại. Do vậy, ngày nay chúng ta đều coi Nguyễn Trãi là tác giả của Đại cáo bình Ngô, tư tưởng của ông được thể hiện trong bài Đại cáo là đại diện cho tư tưởng của dân tộc và thời đại.

    Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm hiểu luận đề và các luận điểm của bài Đại cáo, qua đó cho biết mục đích viết Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

    Trả lời:

    Luận đề và các luận điểm của bài Đại cáo; mục đích viết Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

    - Luận đề (quan điểm) được nêu lên ở ngay hai câu đầu tiên của bài Đại cáo. Ở mỗi phần của văn bản đều có các luận điểm nhằm triển khai các ý tưởng của luận đề.

    Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô nhằm mục đích:

    - Bố cáo trước bàn dân thiên hạ về chiến thắng của quân dân Đại Việt trước quân Minh xâm lược.

    - Khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

    - Lên án tội ác của kẻ thù.

    - Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang.

    - Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

    - Thể hiện khát vọng về một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng trong hoà bình, độc lập.

    Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Phân tích hình tượng lãnh tụ Lê Lợi được Nguyễn Trãi thể hiện trong Đại cáo bình Ngô.

    Trả lời:

    a. Sơ lược về thân thế Lê Lợi:

    - Lê Lợi (1385-1433), quê gốc tại Lam Sơn (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa), vốn sinh ra trong một gia đình giàu có, nối nghiệp cha làm chúa trại tại Lam Sơn.

    - Đầu năm 1416, ông cùng với 18 người bạn thân thiết, chung chí hướng đã lập hội thề Lũng Nhai, quyết chí lập nên nghĩa quân Lam Sơn, chống giặc Minh xâm lược, cứu nước.

    b. Vẻ đẹp từ đức độ, tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc:

    - Cách xưng hô thân tình "ta" thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc của mình trong nghĩa quân, thể hiện dáng vẻ của một vị lãnh tụ có đủ đức, đủ tài.

    - Chọn "núi Lam Sơn dấy nghĩa", làm điểm khởi đầu của nghĩa quân, đây là một lựa chọn chính xác, bởi hơn ai hết với vai trò là một chúa trại (Lê Lợi hiểu rất rõ địa hình quê hương, gần với gia đình ông, có thể dễ dàng tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm).

    - Có tấm lòng vì nghĩa lớn sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để vào "chốn hoang dã nương mình".

    - Tất cả những hành động, ý chí cao đẹp ấy của Lê Lợi đều xuất phát từ một lý do duy nhất là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống".

    c. Tâm huyết và những nỗi lòng sâu kín của chủ soái Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân mới được thành lập:

    - Mang vẻ đẹp của một con người mưu cao chí rộng, đức độ vô cùng với những tâm trạng "đau lòng, nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị...".

    - Lê Lợi thấu hiểu đạo lý, phàm là làm việc lớn ắt không thể nóng vội, thế nên ông một lòng nuôi quân, trăn trở "đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời". Có lòng kiên nhẫn "Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối"

    - Chính vì sứ mệnh nặng nề, trách nhiệm to lớn của mình mà Lê Lợi luôn "trằn trọc trong cơn mộng mị/chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi".

    d. Những khó khăn của nghĩa quân và vẻ đẹp ý chí, sự thông thái của chủ soái Lê Lợi:

    - Lực lượng còn non yếu, "nhân tài như lá mùa thu/tuấn kiệt như sao buổi sớm".

    - Thiếu thốn cả quân đội, thiếu cả lương thực, Lê Lợi vẫn không hề nao núng "Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối".

    -"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào", bộc lộ khả năng hiệu triệu sức mạnh toàn dân của Lê Lợi, thu phục được nhân tâm, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

    - Bộc lộ vẻ đẹp của sự tài trí, thao lược trong lĩnh vực quân sự khi "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều", vận dụng rất tốt điểm mạnh của nghĩa quân vào chiến đấu, thực hiện chiến tranh du kích vừa hay hiệu quả lại khắc phục được nhược điểm quân lực mỏng manh của ta.

    Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Hãy phân tích một số dẫn chứng để thấy được sự đa dạng và sinh động của hình tượng kẻ thù qua cách miêu tả của Nguyễn Trãi.

    Trả lời:

    - Hình tượng kẻ thù hung ác, bất nhân, bất nghĩa, “dối trên, lừa dưới” được khắc hoạ trong sự đối lập với hình tượng của nghĩa quân và lãnh tụ Lê Lợi như thế nào?

    - Tội ác có tính chất huỷ diệt “trời không dung, đất không tha” của chúng đối với nhân dân ta được thể hiện trong bài cáo trên những phương diện nào?

    - Hình ảnh kẻ thù xâm lược được miêu tả mỗi tên một vẻ nhưng đều giống nhau ở chỗ tham sống, sợ chết đến hèn nhát, cuối cùng đã thất bại thảm hại trước sức mạnh của quân dân Đại Việt.

    Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy tìm hiểu, phân tích một số đoạn văn biền ngẫu tiêu biểu trong Đại cáo bình Ngô để qua đó thấy được tác dụng nghệ thuật của thể văn được Nguyễn Trãi sử dụng.

    Trả lời:

    Biền là ngựa đi sóng đôi; ngẫu là từng cặp đôi. Trong văn biền ngẫu các câu đối nhau từng đôi, từng cặp một; đối theo bằng trắc, từ loại. Câu 4 chữ đối với câu 4 chữ; câu 6 chữ đối với câu 6 chữ (ví dụ: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm / Nhân tài như lá mùa thu”) tạo nên vần điệu.

    Vần điệu, câu từ của câu văn biền ngẫu góp phần quan trọng trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả, không khí, bối cảnh được diễn tả. Đây là một trong những cơ sở để tạo nên âm hưởng từ căm phẫn đến hùng tráng, đầy tự hào của Đại cáo bình Ngô.

    Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốôt trong Đại cáo bình Ngô là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.

    Trả lời:

    - Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là: Tư tưởng nhân nghĩa, được thể hiện ở lòng tự hào về ý thức dân tộc, về nền văn hiến dân tộc. Nhân nghĩa là yêu nước thương dân, căm thù giặc, diệt bạo tàn mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.

    Câu 7 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.

    Trả lời:

    Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo: giúp cho bài Đại cáo có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tình cảm, cảm xúc của người nghe, người đọc.

    - Dưới đây là một số dân chứng tiêu biểu, các em có thể lựa chọn phân tích:

    + “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

    ….. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

    → Yếu tố biểu cảm giúp khẳng định lí tưởng nhân nghĩa và khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt ta.

    + “Núi Lam Sơn dấy nghĩa

    Chốn hoang dã nương mình

    Ngẫm thù lớn há đội trời chung

    Căm giặc nước thề không cùng sống”

    → Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện hoài bão, lí tưởng của Lê Lợi.

    + “Lấy chí nhân để thay cường bạo

    Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

    Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”

    → Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.

    Câu 8 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Phân tích ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện trong quan niệm ấy.

    Trả lời:

    - Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo là:

    + Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.

    - Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện trong quan niệm ấy: khẳng định chủ quyền dân tộc qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, lịch sử, con người hào kiệt và niềm vui sướng trước những chiến thắng oai hùng của dân tộc.

  • Gương báu khuyên răn (bài 43) (Báo kính cảnh giới)

  • Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) thuộc thể loại nào sau đây?

    A. Thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật

    B. Thơ chữ Hán tứ tuyệt Đường luật

    C. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật

    D. Thơ chữ Nôm tứ tuyệt Đường luật

    Trả lời:

    Chọn đáp án: C. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật

    Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?

    A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ

    B. Trước khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

    C. Cùng thời gian khi ông viết Đại cáo bình Ngô

    D. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, thời kì xây dựng đất nước

    Trả lời:

    Chọn đáp án: D. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, thời kì xây dựng đất nước

    Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) viết về chủ đề gì? Từ chủ đề bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc tác phẩm được đặt trong mục Gương báu khuyên răn của Quốc âm thi tập?

    Trả lời:

    Chủ đề bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43): Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà của Nguyễn Trãi.

    Bài thơ được đặt trong mục Gương báu khuyên răn của tập thơ Quốc âm thi tập: Mục Gương báu khuyên răn tập hợp những bài thơ mang tính giáo huấn đạo đức, nhưng thực chất đa số các bài thơ trong đó vượt ra khỏi khuôn khổ của những bài học dạy dỗ, khuyên răn đạo đức thông thường. Hiện thực được miêu tả trong những bài thơ này hết sức gần gũi với cuộc sống hằng ngày, thể hiện những khát vọng lớn lao của nhà thơ với mong muốn cho đất nước mãi mãi phồn vinh và cuộc sống của người dân luôn yên bình, no ấm.

    Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 2, SGK) Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

    Trả lời:

    Vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

    - Các tính từ chỉ màu sắc: “lục”, “đỏ”, “hồng” cho thấy màu sắc rực rỡ của các loại hoa nở vào mùa hè. Các động từ mạnh: “đùn”, “phun”, “tiễn” cho thấy mức độ thể hiện viên mãn của cảnh vật.

    - Các từ chỉ âm thanh: “lao xao”, “dắng dỏi” diễn tả những âm thanh xao động, náo nhiệt.

    - Việc sử dụng các từ láy: “đùn đùn” (láy toàn phần), “lao xao” (láy vần) làm tăng tính biểu cảm của từ ngữ, cho thấy sức sống mãnh liệt của tạo vật và sự nhộn nhịp, thanh bình của đời sống.

    - Các phép đối được thực hiện ở hai câu thực và hai câu luận càng khiến cho các hình ảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trở nên nhộn nhịp, thể hiện một cuộc sống vui vẻ, náo nhiệt do tác dụng làm nổi bật các hình ảnh, từ ngữ đăng đối của các phép đối trong bài.

    Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Guơng báu khuyên răn (bài 43).

    Trả lời:

    Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.

    - Ở bốn câu thơ đầu, việc miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh; 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cùng lo việc nước, sau khi ông đã trở về Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thể hiện niềm vui và sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia đình.

    - Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.

    + Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang việc miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.

    + Hai câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sống yên lành, “giàu đủ” cho người dân ở muôn phương đất nước.

    Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người.

    Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.

    Trả lời:

    Đây là bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn (câu sáu chữ xen với các câu thơ bảy chữ) nên có điểm khác với các bài thơ thất ngôn bát cú quen thuộc của thơ Đường luật về câu chữ, nhịp điệu câu thơ, bài thơ.

    Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn là sự sáng tạo của Nguyễn Trãi và các nhà thơ Việt Nam thời trung đại nhằm dân tộc hoá một thể thơ vay mượn của nước ngoài, bằng cách lồng các câu sáu chữ vào các vị trí khác nhau trong bài thơ thất ngôn bát cú. Các câu lục thường được đặt ở câu đầu và câu cuối. Khi nằm ở các vị trí then chốt, các câu lục sẽ đóng vai trò là các câu “đột sáng” của cả bài thơ, nhấn mạnh giá trị nhận thức, giá trị nhân văn của tác phẩm, tạo nên nhịp điệu mang âm hưởng dân tộc (rất nhiều câu tục ngữ Việt Nam có sáu tiếng (chữ); câu lục cũng là thành phần cấu tạo nên câu thơ lục bát).

    Sự sáng tạo này có ý nghĩa rất lớn khi Nguyễn Trãi là người mở đường cho sự

    phát triển tiếp theo của văn học dân tộc. Ông rất có ý thức trong việc dân tộc hoá các thể loại văn học vay mượn từ nước ngoài, từ đó xây dựng một thể thơ mới riêng biệt cho văn học dân tộc.

    Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).

    Trả lời:

     Nguyễn Trãi nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông để lại sự nghiệp văn học đồ sộ, phong phú. Qua hệ thống tác phẩm phong phú người đọc đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn nhân cách của Nguyễn Trãi. Vẻ đẹp tâm hồn đó được thể hiện trong nhiều bài thơ, và ta không thể không nhắc đến bài Cảnh ngày hè. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống sâu sắc và hơn hết là tấm lòng lo cho dân, cho nước ngay cả trong lúc rảnh rỗi cũng không thôi cháy bỏng. Nguyễn Trãi là người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, vẻ đẹp tâm hồn đó ẩn sau bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ màu sắc và ngập tràn sức sống. Tình yêu thiên nhiên, yêu đời của ông luôn gắn bó mật thiết với lòng yêu nước, thiết tha với nhân dân. Đọc thơ Nguyễn Trãi, cũng như trong chính cuộc đời ông, ta hiếm khi thấy ông thực sự có được phút giây nhàn nhã, thanh thản. Đúng như một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Ở đây, Ức trai tự dành cho mình quyền “rồi hóng mát thuở ngày trường” bởi niềm mơ ước, bởi mục đích lớn nhất của đời ông đã được thực hiện: dân ấm no, hạnh phúc”.

II. Bài tập tiếng Việt

  • Bài tập tiếng Việt trang 8, 9

  • Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác định các kiểu liệt kê và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong các đoạn trích sau đây:

    a) Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hoá khai sáng, một nhà văn, nhà thơ mà những đóng góp của ông đã tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hoá, văn học Việt Nam. Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, ông còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,... với nhiều tác phẩm có giá trị như: “Quân trung từ mệnh tập” (Tập từ lệnh trong quân), “Bình Ngô đại cáo”, “Phú núi Chí Linh”, “Lam Sơn thực lục ” (Bộ sử biên niên về thời kì ở Lam Sơn), “Văn bia Vĩnh Lăng”, “Chuyện cũ về cụ Băng Hồ”, “Dư địa chí” (Ghi chép về địa lí), “Úc Trai thi tập ” (Tập thơ của Ức Trai). (SGK Ngữ văn 10, tập hai)

    b) Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,

    Có nhân, có trí, có anh hùng.

    (Nguyễn Trãi)

    Trả lời:

    a) từ ngữ được liệt kê: “một nhà văn hoá khai sáng, một nhà văn, nhà thơ”;

    “tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học”.

    Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh đến vai trò, vị thế của Nguyễn Trãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Trật tự sắp xếp từ ngữ được liệt kê nằm trong dụng ý của người viết là đi từ quan trọng nhất đến quan trọng.

    b) từ ngữ được liệt kê: “độc”, “tham”, “bạo ngược”; “nhân”, “trí”, “anh hùng”.

    + Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh đến những điều tiêu cực (“độc”, “tham”, “bạo ngược”) cần phải loại trừ trong tư tưởng và đời sống người Việt Nam thời Trung đại trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Làm được điều ấy, xã hội mới thái bình, mới có hiền tài là “nhân”, “trí”, “anh hùng”. Cách liệt kê có tác dụng tu từ rõ rệt, làm tăng tính biểu cảm và hình tượng.

    Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Bài tập 2, SGK) Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:

    a) Lên án giặc ngoại xâm.

    b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.

    c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.

    d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.

    e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.

    Trả lời:

    a)

    + Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...

    + Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.

    b)

    + Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...

    + Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

    c)

    + Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.

    + Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.

    d)

    + Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...

    + Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

    e)

    + Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...

    - Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.

    Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Bài tập 3, SGK) Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.

    a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tỉnh hoa của dân tộc. (Phạm Văn Đồng)

    b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng)

    c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông mình. (Vũ Khoan)

    Trả lời:

    a)

    + Từ ngữ được liệt kê: “chân đạp đất Việt Nam”, “đầu đội trời Việt Nam”.

    + Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: người viết đã cải biên thành ngữ quen thuộc: “đầu đội trời, chân đạp đất”. Vậy nên, trật tự này được người viết dùng rất sáng tạo, phản ánh được tầm vóc của Nguyễn Trãi.

    b)

    + Từ ngữ được liệt kê: “người làm chính trị”; “người làm quân sự”; “người nghiên cứu lịch sử nước nhà”; “người làm văn, làm thơ”.

    + Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép liệt kê qua các từ ngữ: “người làm chính trị”; “người làm quân sự”; “người nghiên cứu lịch sử nước nhà”; “người làm văn, làm thơ” theo quy luật tăng tiến để nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, lịch sử, thơ văn, vì vậy, cần được tìm hiểu một cách toàn diện.

    c)

    + Từ ngữ được liệt kê: “tính cần cù”, “lòng hiếu học”, “trí thông minh”.

    + Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Từ ngữ được liệt kê trong câu này được tác giả Vũ Khoan sắp xếp không tăng tiến: “tính cần cù”, “lòng hiểu học”, “trí thông minh”. Cách liệt kê này có tác dụng nhấn mạnh đến các phẩm chất vốn có của con người Việt Nam, trong đó “tính cần cù” được đặt đầu tiên với dụng ý quan trọng nhất. Vì có thể “cần cù bù thông minh” như cha ông ta đã nói.

    Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) có câu chủ đề cho sẵn: “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại, chiến tranh là tội ác”. Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê theo cặp.

    Trả lời:

    “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại, chiến tranh là tội ác”. Hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu và chiến tranh, khủng bố và cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hôn loạn, chết chóc. Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thời thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình. Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:

    “Có gì đẹp trên đời hơn thế,

    Người với người sống để yêu nhau”.

    Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Cách sắp xếp các từ ngữ in đậm dưới đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

    a) Hiếu học, thông mình, thích nghi nhanh với cái mới cũng là một bản sắc của người Việt Nam. (Vũ Khoan)

    b) Tôi chợt hiểu tất cả khi từ trong góc tối của nhà nguyện, thất thểu, sợ sệt và hốc hác vì đói bước ra ba đứa trẻ lai: hai Mỹ đen, một Mỹ Trắng. “Trời! Lại có thể như thế sao Chúa ơi.”. (Vũ Cao Phan)

    c) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non, mọc thẳng. (Thép Mới)

    d) Ở một nước nông nghiệp Việt Nam, phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân lúc rũ đất bó mạ tươi, chân tay mình mẩy quần quật phối hợp mấy động tác. (Nguyễn Tuân)

    Trả lời:

    a): liệt kê các hành động thể hiện bản sắc và phẩm chất của người Việt theo tầm quan trọng và vai trò của hành động, phẩm chất: “Hiếu học, thông minh, thích nghi nhanh với cái mới”. Đây là kiểu liệt kê không theo từng cặp và không tăng tiến.

    b): phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích này là liệt kê sự vật: “hai Mỹ đen”, “một Mỹ Trắng”. Kiểu liệt kê được sử dụng là không theo từng cặp và không tăng tiến.

    c): phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích này là liệt kê sự vật: “Tre”, “nứa”, “trúc”, “mai”, “vầu”. Kiểu liệt kê được sử dụng là không theo từng cặp và không tăng tiến.

    d): phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích này là liệt kê hành động: “lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân”. Kiểu liệt kê được sử dụng là không theo từng cặp và tăng tiến.

  • III. Bài tập viết

  • Bài tập viết trang 9, 10

  • Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?

    A. Nên tìm tòi đề tài cho việc viết từ các vấn đề tư tưởng, đạo lí mang tính thời sự và có liên quan đến thế hệ trẻ

    B. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm trong thực tế để bài viết trở nên sâu sắc và có ý nghĩa xã hội hơn

    C. Xem kĩ lại câu chữ, trung thành với các bài thơ đã được học

    D. Bố cục bài viết theo ba phần; mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu

    Trả lời:

    Chọn đáp án: C. Xem kĩ lại câu chữ, trung thành với các bài thơ đã được học

    Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấuGiải SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 9, 10 - Cánh diềuvào ô phù hợp.

    Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 9, 10 - Cánh diều

     

    Trả lời:

    Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 9, 10 - Cánh diều

    Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

    Trả lời:

    - Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề xã hội cần nghị luận, thể hiện quan điểm của em về tính xác đáng của vấn đề.

    - Thân bài:

    + Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Uống nước nhớ nguôồn”. Giải thích các khái niệm: ước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.

    + Dẫn ra và phân tích các biểu hiện của quan niệm này ngày nay, nhất là ở giới trẻ khi được sống trong hoà bình; vào thời buổi kinh tế thị trường.

    + Chứng minh giá trị và ý nghĩa của quan niệm “Uống nước nhớ nguồn” trong các vấn đề của đời sống xã hội cũng như việc giáo dục thế hệ trẻ.

    + Bác bỏ những quan niệm, suy nghĩ chưa đúng về nghĩa cử ghi nhớ công ơn những người đi trước, ghi nhớ cội nguồn của mình,... trong “thế giới phẳng”, khi mà suy nghĩ về cội nguồn, về công ơn của các thế hệ hi sinh thân mình cho độc lập, tự do, cho sự phát triển của đất nước ít được giới trẻ quan tâm.

    - Kết bài:

    + Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của quan niệm “Uống nước nhớ nguồn” trong đời sông hiện nay và tương lai.

    + Liên hệ bản thân về những hành động thiết thực để lan toả, khuyến khích những biểu hiện của tư tưởng “Uống nước nhớ nguồn” trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ.

    Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

    Trả lời:

    Trong cuộc sống, không có bất cứ thành quả nào là tự nhiên có, mà nó cần đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt để tạo nên. Chỉ khi được trả bằng sức lao động, thành quả ấy mới thực sự có ý nghĩa. Chúng ta được hưởng những “trái ngọt” đó từ bố mẹ, ông bà, từ những thế hệ đi trước đấu tranh, gìn giữ cho. Luôn giữ thái độ trân trọng những gì mình có cũng là thể hiện đức tính tốt đẹp của con người. Chỉ khi có lòng biết ơn, con người mới có thể có thái độ yêu quý với những gì mình được nhận và cố gắng cho tương lai. Tương lai ấy là một tương lai có sự chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu đẹp cho văn hoá nước nhà. “Uống nước nhớ nguồn” là nền tảng chắc chắn cho khối đoàn kết xã hội, con người luôn yêu thương và giúp đỡ nhau. Có nó là chúng ta đã cầm chắc trong tay chìa khoá giải quyết những khó khăn, thử thách sau này. Hơn nữa, nét sống ân nghĩa thuỷ chung càng tôn thêm giá trị con người trong xã hội, khiến ta được mọi người tôn vinh và kính trọng.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi 

Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Bài 7: Thơ tự do

Bài 8: Văn bản nghị luận

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá