Sách bài tập Ngữ Văn 10 Bài 8: Văn bản nghị luận | Cánh diều

1.4 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 8: Văn bản nghị luận sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 8: Văn bản nghị luận

I. Bài tập đọc hiểu

  • Bản sắc là hành trang (Nguyên Sĩ Dũng)

  • Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận?

    A. Tìm hiểu thông tin về đời tư của tác giả để vận dụng vào đọc hiểu văn bản

    B. Đọc kĩ văn bản, nhận diện luận đề và hệ thống luận điểm trong bài viết

    C. Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết

    D. Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân người đọc

    Trả lời:

    Chọn đáp án: A. Tìm hiểu thông tin về đời tư của tác giả để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

    Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Nhận định sau đây đúng hay sai: “Bản sắc là hành trang là văn bản nghị luận văn học.”?

    A. Đúng

    B. Sai

    Trả lời:

    Chọn đáp án: B. Sai

    Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Hãy giải thích ý nghĩa của nhan đề Bản sắc là hành trang.

    Trả lời:

    Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 1995), bản sắc là những nét đặc trưng, tạo nên vẻ riêng có, độc đáo của đối tượng, còn hành trang là những cái mang theo khi đi xa. Từ nghĩa từ điển và nội dung bài viết, có thể hiểu nhan đề muốn đề cập đến những nét đặc thù, đặc sắc làm nên diện mạo, giá trị riêng của cộng đồng, dân tộc, và đây chính là những điều phải mang theo trong hiện tại và tương lai.

    Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Trong phần (2) của văn bản Bản sắc là hành trang, ví dụ sau được tác giả nêu ra để khẳng định điều gì? (Chọn phương án nêu đúng và đầy đủ nhất)

    Ví dụ: Phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hoá của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy...

    (1) Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam

    (2) Bản sắc là một lợi thế cạnh tranh

    (3) Bản sắc làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta

    (4) Bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn

    (5) Bản sắc văn hoá của Hà Nội tượng trưng cho văn hóa của người Việt

    (6) Bản sắc văn hoá còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ

    A. (1), (2), (5)

    B. (2), (3), (6)

    C. (2), (4), (6)

    D. (3), (4), (5)

    Trả lời:

    Chọn đáp án: C. (2), (4), (6)

    Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?

    Trả lời:

    Trong văn bản Bản sắc là hành trang, tác giả đã đưa ra nhiều biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam, chẳng hạn: tiếng Việt - thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi các cộng đồng dân tộc Việt Nam; trống đồng; tượng chùa Tây Phương; kho tàng dân ca; kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Truyện Kiều; hệ thống giá trị, trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình;... Những biểu hiện này thể hiện những nét đặc trưng về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc ta. Qua đó, tác giả muốn khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bản sắc văn hoá độc đáo. Có thể nêu thêm các biểu hiện khác như: tục ăn trầu - cưới hỏi; Tết đoàn viên; các lễ hội dân gian (hội Lim, hội Gióng, lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên,...); các làn điệu dân ca (quan họ Bắc Ninh, hát xoan, hát xâm,...); chùa Một Cột, Thánh địa Mỹ Sơn...

    Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích mỗi quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu.

    Trả lời:

    Theo tác giả, “Chiếc xe Lếch-xớt” (đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá) và “cây ô liu” (đại diện cho bản sắc và cho truyền thống) có mối quan hệ tương hỗ, nương tựa vào nhau để cùng phát triển: “chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt”. Có thể khẳng định, ý kiến này rất mới mẻ, hiện đại, cần được vận dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

    Câu 7 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy.

    Trả lời:

    Bài viết cho thấy tác giả rất tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc. Ông viết: “Đó trước hết là tiếng Việt, thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là những thành tựu văn hoá của chúng ta. Là trống đồng, là tượng chùa Tây Phương, là kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Tuyện Kiều, là hệ thống giá trị của chúng ta, trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình...”. Nhưng người viết cũng có những băn khoăn, lo lắng khi phải thừa nhận một thực tế: “... tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật.”. Mặc dù vậy, với tầm nhìn và suy nghĩ riêng của mình, tác giả tin tưởng: “Bản sắc thậm chí là một lợi thế cạnh tranh. Bởi vì bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn. Ví dụ, phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hoá của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy...” hay “Bản sắc văn hoá còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ của chúng ta. Nhờ đó, chúng cũng trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng cả trong nước, lẫn ngoài nước”. Và kết lại là một thái độ kiên quyết, dứt khoát: “giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”.

    Câu 8 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 6, SGK) Em hiểu như thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”? Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cá nhân em?

    Trả lời:

    Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là quan điểm, nhận thức và hành động mà phải trở thành bản năng tồn tại, tức là lẽ sống, ý thức về sự sống - còn, suy nghĩ thường trực, quyết định vận mệnh của cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Nói cách khác, nó phải thấm nhuần trong suy nghĩ, hành động của mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh sống, nhất là trong những tình huống có yếu tố quốc tế, giao lưu văn hoá. Câu văn này khẳng định lại một lần nữa ý kiến mà tác giả đã nêu ra ở phần đầu văn bản: “Bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta. Nếu bản sắc của chúng ta bất diệt, thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt.”

  • Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)

  • Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc chủ yếu viết về:

    A. Bài thơ Thu điếu

    B. Bài thơ Thu ẩm

    C. Bài thơ Thu vịnh

    D. Chùm thơ thu

    Trả lời:

    Chọn đáp án: C. Bài thơ Thu vịnh

    Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Câu văn: “Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng” là......................... của bài viết Gió thanh lay động cành cô trúc.

    A. Luận đề

    B. Luận điểm

    C. Lí lẽ

    D. Dẫn chứng

    Trả lời:

    Chọn đáp án: B. Luận điểm

    Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu văn sau: “Chữ "năm ngoái” (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ “y cựu” (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ.”?

    A. Hoán dụ

    B. Ẩn dụ

    C. Nhân hoá

    D. So sánh

    Trả lời:

    Chọn đáp án: A. Hoán dụ

    Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy trong một đoạn cụ thể.

    Trả lời:

    Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp các thao tác nghị luận như phân tích, bình luận. Chẳng hạn, ở phần (2), tác giả đã lần lượt phân tích từng câu thơ, trong từng câu, lại phân tích, cắt nghĩa từng từ ngữ, hình ảnh: “Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mây từng cao”. Chữ “xanh ngắt” gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó... của thinh không.”. Từ kết quả phân tích, cắt nghĩa, người viết đã đưa ra những bình luận, đánh giá của mình: “Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn “gió thanh” từng làm xao động thân “cô trúc” của Nguyễn Khuyến đây chăng?”.

    Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 4, SGK) Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy... đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện sắc thái cảm xúc của người viết?

    Trả lời:

    Tác giả đã lập luận theo phương pháp quy nạp. Trước khi dẫn người đọc đến nhận định của mình về những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến, Chu Văn Sơn đã lí giải ý nghĩa của câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, trong đó, đã cắt nghĩa sắc thái nghĩa của từng từ như “cần”, “lơ phơ”, “hắt hiu”.

    Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn học: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”.

    Trả lời:

    - Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy... đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng câu hỏi tu từ. Những câu văn dạng này không nhằm tìm kiếm câu trả lời từ nội dung bài thơ hay đặt ra cho người đọc câu hỏi suy ngẫm để từ đó đi tìm đáp án mà tập trung thể hiện những suy cảm, luận giải của người viết về ý nghĩa của bài thơ và tiêu đề bài viết. Qua đó, Chu Văn Sơn cho thấy sự thấu cảm của mình với những tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến.

    - Đoạn văn cho thấy tác giả đã kết hợp kiến thức về hội hoạ với những hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội. Cụ thể: các câu văn “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cẩn trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần” cho thấy người viết đã vận dụng tri thức hội hoạ để phân tích cái đặc sắc của câu thơ. Trong khi đó, với sự hiểu biết về ngôn ngữ và đời sống xã hội, Chu Văn Sơn đã cắt nghĩa: “Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu.”.

  • Đừng gây tổn thương (Ca-ren Ca-xây)

  • Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đừng gây tổn thương là:

    A. Văn bản nghị luận văn học

    B. Văn bản nghị luận xã hội

    C. Văn bản lịch sử

    D. Văn bản phóng sự

    Trả lời:

    Chọn đáp án: B. Văn bản nghị luận xã hội

    Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đoạn văn sau cho thấy tác giả muốn thuyết phục người đọc điều gì?

    Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Tôi muốn bạn nhớ lại câu chuyện về người phóng viên vẫn mua báo từ một kẻ bán báo vô văn hoá. Người phóng viên ấy đã lựa chọn cách cư xử tử tế ngay cả với một kẻ chẳng ra gì.

    Ông ấy chọn hành động ôn hoà. Đôi lúc, chúng ta có suy nghĩ sai lầm rằng đáp trả là cần thiết. Và nó thường được nguỵ biện rằng đó là sự công bằng. Nhưng hành động “ăn miếng trả miếng” chỉ cho thấy bạn là người yếu đuối và thiếu suy nghĩ. Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế. Mỗi tình huống ta trải qua đều là cơ hội để lựa chọn con đường tương tác đúng đắn giữa ta và người khác. Chúng ta không cần phải đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình. Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn. Đó chỉ là một quyết định mà thôi - quyết định mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

    A. Nên “ăn miếng trả miếng” ngay với những kẻ đã có hành động không tử tế đối với bạn

    B. Nên chọn cách ứng xử thật công bằng đối với những người yếu đuối và thiếu suy nghĩ

    C. Nên chọn cách ứng xử nhân ái, khoan dung ngay cả đối với người không tốt với mình

    D. Nên đáp trả bằng thái độ tương tự khi kẻ nào đó cố tình làm ta xấu mặt trước mọi người

    Trả lời:

    Chọn đáp án: C. Nên chọn cách ứng xử nhân ái, khoan dung ngay cả đối với người không tốt với mình

    Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hớt Mát về “sự ảnh hưởng của cách cư xử thiếu tử tế đối với tình trạng thể chất con người” được tác giá dẫn ra nhằm mục đích gì?

    A. Khẳng định cách cư xử thiếu văn hoá (thô lỗ) gây tổn thương cho cả hai bên giao tiếp: người nói và người nghe

    B. Khẳng định cách cư xử thiếu văn hoá (thô lỗ) không gây tổn hại cho người nói, mà chỉ gây tác hại với người nghe

    C. Khuyến nghị các công ty cần phải xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn cho công nhân

    D. Khuyến nghị mỗi người cần phải tự quan tâm chính mình về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.

    Trả lời:

    Chọn đáp án: A. Khẳng định cách cư xử thiếu văn hoá (thô lỗ) gây tổn thương cho cả hai bên giao tiếp: người nói và người nghe

    Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 3, SGK) Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau.”.

    Trả lời:

     Theo tác giả, “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”, chẳng hạn: “Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện hay đang được giới thiệu”, “không đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời một câu hỏi”, “không đếm xỉa đến người đang nói trong cuộc thảo luận”, “coi nhẹ lời gợi ý của bạn thân về công việc quan trọng cả hai đang tham gia thực hiện”, “không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn”;... Tác hại của chúng là không hề nhỏ. Ví dụ: khi chúng ta không thể hiện sự chú tâm với người đang giao tiếp hay phớt lờ người khác ra mặt đều khiến cả người bị chúng ta đối xử tệ và bản thân chúng ta bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái ốc đảo cô đơn của mình.

    Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác hại của việc làm tồn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác.”.

    Trả lời:

    Việc làm tổn thương người khác có thể đưa đến nhiều tác hại. Chẳng hạn: “coi nhẹ lời gợi ý của bạn thân về công việc quan trọng mà cả hai đang tham gia thực hiện có thể gây bất lợi cho mối quan hệ cũng như lòng nhiệt tình của người ấy”, “không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn” khiến họ cảm thấy đau đớn không kém gì bị xâm phạm thân thể; “thái độ thô lỗ” (“giả vờ lắng nghe một cách tế nhị hay phớt lờ người khác ra mặt”) gây tổn hại tinh thần cho bất kì ai liên quan đến chúng ta trong mối tương tác, “không chỉ người bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần”, “khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung”; “không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái ốc đảo cô đơn của mình”; “dùng lời nói sỉ nhục người khác gây ra những vết thương không đáng có trong tâm hồn”.

    Những hệ quả tích cực từ lời cam kết “Không làm tổn thương người khác”: “cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản cả về thể chất lẫn tinh thần”, “không còn phải phỏng đoán về hậu quả của những hành động của mình, cảm giác hạnh phúc và bình yên trong cuộc sống”.

    Câu 6 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?

    Trả lời:

    Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với mọi người trong cuộc sống ngày nay vì nó giúp mỗi người nhận thức được những hành vi và tác hại của việc gây tổn thương cho người khác, đồng thời tự làm tổn thương sức khoẻ và thể chất của chính mình. Từ nhận thức này, con người phải thay đổi suy nghĩ và hành động, có thể thực hiện giải pháp như bài viết gợi ý để trở nên khoan dung, độ lượng, yêu thương hơn và cuộc sống cũng nhờ đó mà hạnh phúc và bình yên hơn.

  • II. Bài tập tiếng Việt

  • Bài tập tiếng Việt trang 30,31,32

    Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác định câu chủ đề và phân tích tính liên kết, tính mạch lạc trong các đoạn văn sau:

    a) Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khi. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế. (Bùi Duy Tân)

    b) Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được? (Nguyễn Trãi)

    c) Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn vườn Bùi như một cây “cô trúc” thanh cao hay sao? Thân “cô trúc” chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở! Giữa nơi yên mà nào nó có yên? Và làm sao biết trong cõi riêng của ba bài thu kia, thân “cô trúc” ấy còn “lơ phơ”, còn “hắt hiu”, còn bất an thể đến thể kỉ nào? (Chu Văn Sơn)

    Trả lời:

    a)

    + Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu và cũng là câu mang ý chính của đoạn văn: “Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng, tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí”.

    + Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thông nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: “chức năng chiến đấu của văn chương”. Các câu 3, 4, 5 đều triển khai ý của câu l - câu mang chủ đề của đoạn văn.

    + Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nỗi (“từ đó”), phép lặp (“sự nghiệp”, “văn chương”, “nhà văn”), phép thế (“như thế”).

    b)

    + Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: “Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế”.

    + Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ: “Kể ra người giỏi dùng binh là ở chỗ biết rõ thời thế”. Các câu liên kết trong đoạn có chức năng triển khai qua các ý nhỏ từ chủ đề của đoạn văn được thể hiện trong câu chủ đề.

    + Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép lặp (“dùng binh”, “thời thế”,...), phép nối (“kể ra”).

    c)

    + Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: “Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn vườn Bùi như một cây cô trúc thanh cao hay sao?”.

    + Tính mạch lạc: câu chủ đề biểu thị chủ đề của đoạn văn: Nguyễn Khuyến như một “cây cô trúc” giữa chốn vườn Bùi, luôn biết giữ mình thanh cao. Các câu sau triển khai ý chủ đề của đoạn văn để lí giải như thế nào là khí tiết thanh cao của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua chùm thơ thu (“Thân cô trúc chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở!”,...), tất cả đều hướng về chủ đề của đoạn văn.

    + Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép thế (“Tất cả những điều ấy”), phép nối (“và”), phép lặp (“thân cô trúc”,...).

    Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Bài tập 2, SGK) Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

    - Xác định chủ đề của đoạn văn.

    - Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.

    - Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

    a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đội giữa chiếc xe Lếch- xới với cáy ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cẩu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoá đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-Xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng)

    b) Cuối cùng, “Thu vịnh " đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:

    “Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

    Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên

    một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thi nhân tao nhã - một nho gia khí tiết. (Chu Văn Sơn)

    c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xây)

    Trả lời:

    a)

    + Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu và cũng là câu mang ý chính của đoạn văn: “Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với

    cây ô liu”.

    + Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: “sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu”; “hiện đại và toàn cầu hoá...” (câu 2); “bản sắc và truyền thống” (câu 3). Các câu sau đi vào lí giải theo cách giải thích, triển khai các ý về sự xung đột nói ở câu chủ đề.

    + Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nối (“lúc này”), phép lặp (“phát triển”; “đổi mới”; “cha anh”), phép thế (“đó là”).

    b)

    + Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: “Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh và thật đọng”.

    + Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất vẻ chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ: “bức hoạ trời thu”, được triển khai qua các ý: “nỗi u ẩn của mùa thu...” (câu 2); “nét thanh tao, lặng thầm,...” (câu 3), “chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến...” (câu 4).

    + Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép thế (“nó”), phép lặp (“mùa thu”, “hồn thu”,...).

    c)

    + Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chỉnh của đoạn văn: “Tại sao chúng ta cư xử thô lễ?”.

    + Tính mạch lạc: câu chủ đề biểu thị chủ đề của đoạn văn: nguyên nhân chúng ta cư xử thô lỗ. Chín câu sau triển khai ý chủ đề của đoạn văn để lí giải nguyên nhân vì sao con người cư xử thô lỗ với nhau, đều hướng về chủ đề của đoạn văn.

    + Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép thế (“đó là”; “làm như vậy”; “nó”), phép nối (“bởi vì”; “đôi khi”; “nhưng”), phép lặp (“sự thô lỗ”; “chúng ta”;...).

    Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Bài tập 3, SGK) Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:

    a) Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. “Ngõ trúc” quanh co, “sóng nước” gợn tí, lá vàng đưa “vèo”, chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến

    đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)

    b) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)

    c) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

    Trả lời:

    a)

    + Phân tích lỗi: lỗi liên kết dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng từ liên kết “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

    + Sửa lỗi: Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

    b)

    + Phân tích lỗi: đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc: mâu thuẫn. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu đầu đoạn văn: các bài ca dao nói về tình yêu nam nữ, nhưng câu sau lại triển khai về “yêu người làng”, “yêu người nước”, “yêu đồng ruộng”, ...

    + Sửa lỗi: người viết phải triển khai các ý của đoạn văn phù hợp với câu chủ đề của đoạn. Ví dụ: Trong ca đao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.

    c)

    + Phân tích lỗi: đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc, lạc chủ đề. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Câu 1 nói về “Cắm”, câu 2 nói về “trận địa đại đội 2”, câu 3 nói về “hai bố con”, câu 4 nói về “mùa thu hoạch lạc”. Có thể nói, mỗi câu trong đoạn là một chủ đề, không liên quan tới nhau.

    + Sửa lỗi: xác định chủ đề bộ phận của đoạn văn thông qua câu chủ đề, từ đó triển khai bằng các câu hướng về chủ đề đó.

    Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - I0 dòng) triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Trong bất cứ thời đại nào, sự sẻ chia, yêu thương giữa con người với nhau luôn được trân trọng, gìn giữ và phát huy.

    Trả lời:

    Trong bất cứ thời đại nào, sự sẻ chia, yêu thương giữa con người với nhau luôn được trân trọng, gìn giữ và phát huy. Tình yêu thương luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

    Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Các em hãy sắp xếp các đoạn văn sau đây (theo Lê Nguyên Cần, Mã văn hoá trong tác phẩm văn học, những vấn đề lí thuyết và giảng dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018) theo trật tự hợp lí nhất và giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.

    (1) Trước hết, chúng tôi không xem xét tiêu đề của tác phẩm cho dù bài thơ này từ lâu đã có tiêu đề “Mời trầu”; bởi lẽ chúng tôi không tường mình được tiêu đề đó là của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương đặt ra hay của các học giả đời sau thêm vào. Sở đĩ nói điều này là vì, trong văn học cổ điển nói chung, trong văn học trung đại nói riêng, có rất nhiều bài thơ thuộc dạng vô đề và cũng không ít các bài thơ thuộc dạng vô đề ấy được các học giả đời sau chưa thêm tiêu đề với nhiều mục đích, có thể hoặc để tường minh một hoàn cảnh, có thể hoặc để tường minh chủ đề mà nhà nghiên cứu muốn hướng tới.

    (2) Kết luận được đưa ra cũng rõ ràng, dứt khoái. “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Các từ “xanh”, “bạc” ở đây, ngoài tính chất chỉ màu sắc hiểu theo phương diện màu sắc hội hoạ thì cần phải hiểu theo nghĩa màu sắc tinh thần - đạo lí hay đạo đức mà các kí hiệu đó tạo ra. “Xanh” đồng nghĩa với sự thờ ơ, sự lãnh đạm, sự bàng quan hay về sự khác biệt, không hoà nhập, giữa bên trong, bên ngoài, giữa bản chất và hình thức mà ta thường gặp trong cách nói “xanh vỏ đỏ lòng”; còn “bạc” gắn với bạc bẽo, bạc nghĩa bạc tình, bạc duyên bạc phận,...

    (3) Các cách hiểu đã nêu ở câu khai được mở ra trong câu thừa: “này của Xuân Hương mới quệt rồi” với một kết cấu ngữ pháp khác thường, thể hiện trước tiên ở sự nhấn mạnh một cách cô ý, một cách đay nghiến, một cách dứt khoát: “Này”. Ở đây không còn âm hưởng của “Trầu này trầu tính trầu tình / Trầu nhân trầu nghĩa, trầu mình trầu ta” nữa cho dù chủ thể của miếng trầu đã lộ diện bằng danh xưng cụ thể “Xuân Hương” và “của Xuân Hương”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đây chính là cách đánh bài ngửa, chẳng cần úp ngửa mà nói thẳng tuột ra: “Này”. Không ai mời trầu nặng nề như vậy cả, trừ người bị đặt vào hoàn cảnh, người bị khinh thường về mặt thân phận. Tính cách hay tính chất “của Xuân Hương” được bộc lộ ra, không che giấu, không úp mở...

    (4) Về mặt thể loại, bài thơ này thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, một dạng thức phổ biến của loại hình thơ Đường luật, mà đương nhiên về mặt lí thuyết thì không thể chia tách thành đoạn mặc đu trong thực tế thì vẫn chia được, bởi lẽ tính chất khai, thừa, chuyển, hợp của kết cấu thơ Đường luật tự thân cũng là một cách chia tách rất tinh tế theo chức năng đã quy định (là chức năng khai, thừa, chuyển, hợp), nghĩa là mỗi câu thơ tự thân đã có chức năng riêng và đây cũng là một phẩm chất mà mỗi yếu tố ngôn ngữ hay mỗi đơn vị ngôn ngữ khi cấu thành hay trở thành một kí hiệu trong văn bản ngôn từ đều phải đẹp, đều phải được xác lập, để từ đó dẫn tới khả năng tạo nghĩa hay khả năng sản sinh nghĩa của văn bản.

    (5) Câu luận là một câu có điều kiện, mở đầu bằng “có phải” và sẽ tạo ra kết cấu “có phải + nếu - thì” quy định tính chất của cuộc đối thoại, của cuộc đổi trao mà chủ thể trữ tình đang phải đối mặt, “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Tính điều kiện ở đây đương nhiên gắn liền với sự khập khiễng, sự mất cân đối hàm chứa trong hai câu đầu như đã phân tích. Điều cần nói ở đấy là chữ “duyên”, đích hướng tới của “miếng trầu”, gắn liền với một câu hỏi tu từ “có phải” mà ta có thể tách thành “có duyên” và “phải đuyên” mà hai tính chất này là rất quan trọng để tạo nên nghĩa nên tình, nên chồng nên vợ...

    (6) Câu thơ “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi ” thực hiện chức năng khai mở hay khai truyện, đưa các nhân vật (ở đây có thể hiểu là bản thân tác giả và đối tượng đang đến hay chính xác hơn là được giới thiệu mai mối đến với nữ sĩ) vào trong cùng một trường đối thoại, vừa hiểu theo nghĩa văn hoá học “miếng trầu là đầu câu chuyện”, vừa là hình thức tự giới thiệu một cách hết sức khiêm nhường bởi chủ thể trữ tình rất ý thức được thân phận của mình lúc ấy, đồng thời cũng cho thấy cái không gian giao tiếp bắt buộc miễn cưỡng, nhà không chật nhưng lòng lại hẹp, gắn với kiểu thời gian hiện tại được bất tử hoá, được vĩnh viễn hoá bằng một sự kiện không đao to búa lớn nhưng là sự kiện để đời...

    Trả lời:

    Tính liên kết và mạch lạc được thể hiện vừa trong nội bộ các câu trong đoạn văn, vừa thể hiện giữa các đoạn văn trong văn bản. Để nhận diện liên kết giữa các đoạn văn cần dựa vào các phương tiện liên kết được sử dụng, tức dấu hiệu hình thức; còn để nhận diện tính mạch lạc của các đoạn văn trong văn bản cần dựa vào các luận điểm được diễn đạt, tức dấu hiệu về nội dung, ý nghĩa. Dựa vào các phương tiện liên kết và nội dung trong mỗi đoạn, trật tự hợp lí của các đoạn trong văn bản là:

    (1) - (4) - (6) - (3) - (5) - (2).

III. Bài tập viết

  • Bài tập viết trang 33,34,39

  • Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Điền các từ cho trước vào chỗ trống:

    nội dung                đánh giá                 lời bình                  cái hay

     phân tích               đặc sắc                   hình thức               thuyết phục

    “Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học là viết bài văn ............ người khác về cái hay, cái.................... (hoặc chưa hay, chưa đặc sắc) của

    ……….. và ……….. nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu, nhân vật, chi tiết, hình ảnh, vần, nhịp,...) của tác phẩm. Trong khi phân tích, đánh giá, cần chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Nêu ...................... là thao tác xem xét, chỉ ra ............................. Cái đặc sắc ở từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức thì .......................... là đưa ra những nhận xét, ........................ về giá trị của các phương diện ấy”.

    Trả lời:

    “Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học là viết bài văn thuyết phục người khác về cái hay, cái đặc sắc (hoặc chưa hay, chưa đặc sắc) của nội dung  hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu, nhân vật, chi tiết, hình ảnh, vần, nhịp,...) của tác phẩm. Trong khi phân tích, đánh giá, cần chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu phân tích là thao tác xem xét, chỉ ra cái hay, cái đặc sắc ở từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức thì đánh giá là đưa ra những nhận xét, lời bình về giá trị của các phương diện ấy.”.

    Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Hãy xác định các câu văn thể hiện sự phân tích và đánh giá của người viết trong đoạn sau:

    Đến hai câu luận, không gian và thời gian bông mở rộng ra:

    “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

    Một tiếng trên không ngỗng nước nào”.

    Câu trên là một ảo giác về thời gian. Câu dưới là một thảng thốt trước không gian. Với hai câu này, bức tranh thu bỗng giàu những thi vị hư huyền. Chữ “năm ngoái” (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ “y cựu” (y như cñ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ, đậu lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng. Trước giậu là xác thực về không gian. Còn “hoa năm ngoái” đã có vẻ không thật xác thực về thời gian. Có một cái gì như một thoáng ngưng đọng trên chùm hoa kia. “Hoa” vẫn lặng lẽ ở đó từ “năm ngoái”, hay “hoa” mới hiện về từ trong kỉ niệm? Khó mà phân định. Chỉ biết rằng trong lòng phải mang nặng nỗi u hoài không dễ tỏ bày, thi nhân mới có cái cảm nhận huyền hồ ấy.”. (Chu Văn Sơn)

    Trả lời:

    Một mặt, tác giả đã chia tách (phân tích) các câu, các từ ngữ, hình ảnh để đi sâu cắt nghĩa. Ví dụ: “Câu trên là một ảo giác về thời gian. Câu dưới là một thảng thốt trước không gian”; “Trước giậu là xác thực về không gian. Còn hoa năm ngoái đã có vẻ không thật xác thực về thời gian”. Mặt khác, người viết đã đưa ra những lời bình thể hiện những cảm nhận, đánh giá của mình. Ví dụ: “Có một cái gì như một thoáng ngưng đọng trên chùm hoa kia. Hoa vẫn lặng lẽ ở đó từ năm ngoái, hay hoa mới hiện về từ trong kỉ niệm? Khó mà phân định. Chỉ biết rằng trong lòng phải mang nặng nỗi u hoài không dễ tỏ bày, thi nhân mới có cái cảm nhận huyền hồ ấy”, Tuy nhiên, về cơ bản, đoạn văn có sự đan cài giữa phân tích và bình luận (đánh giá). Ví dụ: “Chữ năm ngoái (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ y cựu (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ, đậu lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng”.

    Câu 3 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Kiêu binh nổi loạn

    Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất thiên hạ của nhà Lê, song thực chất tác phẩm lại phản ánh hai sự kiện lớn nhất trong lịch sử nước ta cuối thế kỉ XVIII. Đó là sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của nhà nước phong kiến Lê - Trịnh và sức mạnh phi thường, công lao to lớn với đất nước của phong trào Tây Sơn. Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn trên đây thuộc về sự kiện thứ nhất. Đúng như đầu đề của đoạn trích, kiêu binh nổi loạn về cuộc nổi dậy của đám thân quân chống lại tập đoàn chúa Trịnh Cán, mà đối tượng chính là Tông, con trưởng Trịnh Sâm. Danh nghĩa cuộc nổi dậy là chính đáng nhằm khôi phục lại kỉ cương, báo vệ nhà chúa nhưng trái lại nó lại là mở đầu cho sự sụp đồ cơ đồ họ Trịnh và kéo theo cả sự sụp đồ của nhà Lê.

    Thông thường, các cuộc chính biến bao giờ cũng được chuẩn bị rất chu đáo về các mặt: danh nghĩa, mục đích, lực lượng, kế hoạch, thời gian và nhân sự, mà quan trọng nhất là bộ phận đầu não. Cuộc nổi dậy của kiêu binh lần này không thế, nó được khởi xướng một cách gần như ngẫu nhiên, từ một câu hỏi không có chủ đích của thế tử cũ: “Bên ngoài lòng người ra sao?”. Có thể lời nói đó là một câu hỏi không có chủ đích bởi vì Trịnh Tông lúc đó đang ở trong tình huống bị giam giữ không liên lạc được với bên ngoài, không có phe cánh, chỉ có một ít gia thần, nỗi lo của Tông bấy giờ chỉ là làm sao được bảo toàn tính mạng. Tuy nhiên, câu hỏi tình cờ đó đã nhanh chóng dẫn dắt đến một dự định sau khi Tông được biết một thông tin thuận lợi do Dự Vũ, người đầu bếp cung cấp:

    - “Nhà chúa bỏ con cả lập con út, thiên hạ đều căm ghét, nhất là quân lính lại càng bất bình lắm. Hôm nọ trong khi tân chúa lên ngôi, theo lệ có ban tiền bạc cho các quân sĩ, nhưng trong quân nhao nhao, có kẻ không chịu nhận tiền ấy. Sau, Quận Huy phải ra lệnh nghiêm cấm, họ mới miễn cưỡng nghe theo, mà trong lòng vẫn còn hậm hực”.

    Từ câu chuyện vu vơ với anh đầu bếp, Tông đã nảy ra một dự định và “đem chuyện ấy bàn với một viên gia thần tên là Gia Thọ”, y cũng khích lệ:

    - “Lòng người như thế, nếu lấy nghĩa khí mà khích động, khiến cho họ một

    lòng tôn phù, thì việc lớn ắt thành”.

    Có thể nói ý kiến của Gia Thọ đã có tác động lớn đến quyết định của Trịnh Tông. Từ “mừng thầm” đến “mừng lắm”, Tông đã bắt tay cho hành động: “mời bọn biện lại trong đám thân quân tới đánh chén” và lấy nghĩa khí khích động họ. Quả thật lời kêu gọi của Trịnh Tông rất có tình có lí: Thế tử (Tông) không có tội, mụ họ Đặng mê hoặc tiên chúa. Hoàng Đình Bảo vốn có chí phản nghịch, vương tử Cán bé dại, yếu ốm; sự câu kết của Đặng Thị Huệ và Quận Huy đã đưa cơ đồ nhà chúa đến chỗ “nguy biến” nay mai. Ba quân đối với nhà chúa vừa có tình quê hương (người ở đất “thang mộc”), vốn sẵn lòng trung nghĩa, là nanh vuốt của nhà nước, lại chịu ơn nhà chúa nuôi nấng trong hai trăm năm, trong tình hình ấy “giúp đỡ nhà chúa” là trách nhiệm, là nghĩa vua tôi, huống nữa lại còn “sách son, khoán sắt lưu truyền muôn đời”.

    Sau lời “phát động” của Trịnh Tông, cuộc biến thực sự bắt đầu. Vương tử Tông đã nhận được một lời đáp mà những người chủ xướng các việc lớn phải thèm muốn:

    - “Chúng tôi vẫn có bụng đó, nhưng chưa biết ý vương tử ra sao? Sợ đến lúc ấy nhỡ có điều gì kinh động, người lại quở trách chúng tôi gây việc. Nay vương tử đã ngỏ ý cho biết như thế, thì việc này chắc không khó gì”.

    Với sự dắt dẫn các tình tiết như trên, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã cho người đọc thấy cuộc nổi loạn của kiêu binh vào thời gian ấy quả là vừa mang tính ngẫu nhiên lại cũng vừa mang tính tất yếu.

    Có thể nói Kiêu binh nổi loạn là một cuộc chính biến kì lạ, có lẽ đúng với nghĩa của chữ “loạn”. Nó diễn biến, phát triển rất nhanh chóng. Kể từ cuộc nói chuyện giữa Trịnh Tông và Dự Vũ cho đến khi khởi sự chính thức chỉ có năm cuộc họp bàn cả lớn lẫn nhỏ (Trịnh Tông nói chuyện với Dự Võ; Trịnh Tông bàn với Gia Thọ; bữa cơm thiết biện lại ở nhà Trịnh Tông; cuộc uống máu ăn thề của chúa Khán Sơn và bọn Bằng Vũ bàn quyết định ngày khởi sự). Ngoài ra cũng còn vài cuộc thương lượng giữa đại diện của thân quân với Quận Viêm, Nguyễn Kiêm và mấy người vận động hộ họ với thánh mẫu, Quận Hoàn. Nói chung đó là những cuộc họp đầy tính chất tự phát và không hề hoạch định được một kế hoạch hành động nghiêm chỉnh. Trong cuộc họp mặt ào ào sôi động như thế, ai đề xướng được điều gì họ nghe theo ngay: Bằng Vũ bảo dùng trống làm hiệu lệnh họ cũng đồng ý và giao luôn việc ấy cho Vũ; Bất Trực bảo nên xin ý chỉ thánh mẫu họ cũng chấp thuận cùng đi với Trực; đến nhà quận Viêm, Viêm đẩy sang Nguyễn Kiêm thì họ sang nhà Nguyễn Kiêm... Một công việc tày đình như thế nhưng hầu như họ không có người đứng đầu, cũng không có kỉ luật nghiêm mật, đến nỗi trong cuộc họp mặt ăn thề, người nhà của quốc cữu chẳng hiểu vì sao cũng biết mà đến được; thậm chí ngày khởi sự còn chưa định mà dân ngoài phố đã xôn xao khiến cho kẻ “hiếu sự” soạn hộ ngay một bài kịch Ba quân phò chính ngầm đem dán khắp nơi! Không thấy bộ phận đầu não của cuộc chính biến có những hoạt động gì để phòng bị và đối phó với những tình huống xấu xảy ra ngoài một quyết định táo bạo nhưng cũng có phần phó mặc cho may rủi: “Thấy chuyện đã vỡ lở như vậy, bọn Bằng Vũ cho là thế không thể đừng được, bèn quyết định ngay ngày hôm sau khởi sự, không cần phải tâu với thánh mẫu nữa”.

    Và đúng như lệnh, sáng hôm sau, sau lễ cúng cơm, hiệu binh nổi trống khởi sự, cuộc bạo động diễn ra ngay trong sân phủ chúa trước mặt các quan đậm màu sắc trung cổ, và vô chính phủ. Khi đánh nhau thì họ “đâm chém túi bụi”, “lấy gạch đá ném tới tấp”; riêng Quận Huy thì họ lôi từ trên mình voi xuống “đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ, ...”; em Quận Huy cũng bị đập chết bằng gạch đá rồi vứt xác xuống hồ Thuỷ Quân; nhà cửa dinh thự Quận Huy và tất cả các quan văn võ thuộc phe cánh Đặng Thị Huệ hoặc thường ngày bị họ ghét cũng bị đập phá tan tành, bị lùng bắt giết chết,... Họ làm náo động kinh thành đến mấy ngày mà Trịnh Tông hạ chỉ ngăn cấm cũng không được. Qua ngòi bút của tác giả, ta có thể hình dung được các thế lực chính trị đương thời: Quận Huy đã bị cô lập, đến mức không một ai cùng chiến đấu với ông, trừ người em ruột Lý Vũ hầu; các quan trong triều giữ thái độ trung lập cốt bảo mạng, còn thân quân thì rất mạnh. Họ tự phát, không người chỉ huy, nhưng cậy số đông họ cứ sấn tới và sự kích động đã làm cho họ can đảm, hăng hái, đó cũng là một nguyên nhân chính đem đến thành công cho cuộc biến.

    Cuộc biến đạt được thắng lợi nhanh chóng, giết được Hoàng Đình Bảo, hạ bệ được phe cánh Đặng Thị Huệ và lấy được ngôi chúa cho Trịnh Tông, dân kinh thành có được một chuyện vui là kéo đi xem chúa “đông như họp chợ”, còn binh lính thì hả hê, reo mừng, người đi đường đều hí hửng nói ““chúa ta lập rồi”, kinh kì phải nghỉ phiên chợ!

    Tuy nhiên, đối với gia đình họ Trịnh, sự kiện này là bằng chứng của sự sụp đổ hoàn toàn của uy quyền phủ chúa. Hai anh em Trịnh Tông, kẻ thì sợ quá mà chết, kẻ thì trở thành đồ chơi, con rối trong tay quân lính. Cuộc rước Trịnh Tông từ nhà Tả Xuyên sang phủ chúa chẳng có lấy một chút uy nghiêm mà nói như GS. Hoàng Hữu Yên: “Đúng là một trò đùa giỡn!”. Họ “dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế đặt thế tử ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng. Chốc chốc, họ lại nâng bổng chiếc mâm lên trên đầu mà đội, đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật. Mỗi lần, thế tử được nhô cao lên, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chặp. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem chúa, sân phủ đông như họp chợ!”.

    Quả thật cuộc đăng quang của một vị chúa chính thống như Trịnh Tông ngày 24 tháng 10 năm Nhâm Dân (1782) chỉ là một màn bi hài kịch mà với những nhà nho tâm huyết có thể cười ra nước mắt.

    Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật. Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Bảo và Đặng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa dạng, đều thực. Lấy nhân vật Hoàng Đình Bảo làm ví dụ. Hoàng là nhân vật phản diện, thao túng cả triều đình, nhiều tham vọng, quyền mưu nhưng y vẫn còn chút ánh sáng trong lương tâm, thể hiện ở việc đối xử với Trịnh Tông, người đã từ chối sự cộng tác và đe doạ sẽ giết Hoàng, đối thủ chính có thể đem đến sự nguy hiểm cho sự nghiệp của Hoàng. Hoàng còn có thể khóc khi người ta đặt vấn đề tính mạng của Tông với y:

    “Quận Huy vừa khóc vừa trả lời:

    - Tôi thờ tiên chúa, được chịu ơn huệ đã nhiều, nghĩa tuy là vua tôi, nhưng tình là cha con. Thế tử cũng là con của chúa tôi, tôi có lòng nào, thì xin trời đất tru diệt. Phu nhân trở về, cho tôi gửi lời trình trước màn tang của vương tử và quý cung tần rằng, xin cứ yên lòng, tôi sẽ hết sức giúp đỡ, không có điều gì phải lo ngại.”.

    Đó là điều khả thủ trong nhân cách Quận Huy. Thêm nữa, ngay đến lúc bại trận, Huy vẫn chọn được cái chết xứng đáng, và trong toàn bộ màn kịch này chỉ có

    Huy là người còn có một lúc có thể đem cái uy của mình áp đảo quân lính:

    “Quân lính vốn sợ Huy, thấy hắn cưỡi voi lại càng khiếp đảm, đều ngồi sụp xuống nghe lệnh, không dám lên tiếng, cũng không dám xông tới”.

    Màn ra trận của Quận Huy cũng hào hùng và Huy đã chết một cách đàng hoàng, đáng để cho người đời phải nể.

    Bên phe Trịnh Tông thì trái lại, không tìm được một nhân vật nào sáng giá. Dự Vũ chỉ là anh đầu bếp, được một ưu điểm “cơ trí, nói năng rành mạch”, Gia Thọ thì có chút “tinh khôn”, Bằng Vũ có vai trò nổi nhất nhưng chỉ là anh biện lại biết “dăm ba chữ”, thường làm mướn đơn kiện cho người ta và “vẫn lừng danh là tay điêu toa trong việc xui nguyên giục bị”; Bùi Bật Trực là anh chàng viên ngoại lang đã mắt việc muốn “nhập bọn đề hớt lấy công”. Quốc cữu, Nguyễn Kiêm, Quận Hoàn, những vị tai mắt mà thân binh muốn nhờ đều là những kẻ nhút nhát, chỉ muốn giữ sự giàu sang của gia đình mình nên nghe đến chuyện ấy thì đều hoặc là “sợ lắm” hoặc là “chối đây đẩy”. Trịnh Tông đương nhiên là một kẻ bất tài nhưng lại tham quyền bính, không từ cả việc tranh giành với em, tuy nhiên y lại không hẳn là con người “cạn tàu ráo máng”. Chiếm được ngôi chúa rồi, Tông đã treo giải một trăm lạng vàng và tước hầu cho thầy thuốc nào chữa khỏi bệnh cho chúa em. Và đến một lúc nào đó Tông cũng nhận thức ra rằng việc điều hành đất nước mà phải chịu sức ép của đám “lính tráng thô lỗ” là một sai lầm.

    Cuối cùng, nhân vật chính trong cuộc chiến này là đám kiêu binh. Họ có công đem lại ngôi chúa cho con trưởng, theo nho gia đó là “phò chính”, song đối với lịch sử, họ lại có công ở chỗ đẩy nhanh sự sụp đỗ của một thể chế đã hết sức mục ruỗng. Họ là những nạn nhân của sự đè nén, của thân nô lệ, “tức nước vỡ bờ”, họ cũng mong tìm một vị chúa, một vị chính thể dễ thở hơn và họ có sức mạnh, khi đã đồng lòng họ làm được tất cá. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, họ dẫu sao vẫn là một đám đông ít học, tự phát và vô chính phủ. Họ lại nặng về trả thù cá nhân, dễ bị kích động và thích đập phá hơn là biết quý trọng những giá trị văn hoá, tinh thần. Có nhà nghiên cứu cho rằng tác giả Hoàng Lê nhất thông chỉ đã đánh giá thấp hoặc quá khắt khe với kiêu binh, song có lẽ đó chính là giá trị hiện thực của ngòi bút tác giả. Như một danh nhân đã nói “đám đông dốt nát và manh động” thế tất không thể làm được việc lớn.

    Trái với chương Quang Trung đại phá quân Thanh là một bản anh hùng ca, Kiêu binh nổi loạn là một màn bi hài kịch. Đoạn rước Trịnh Tông về phủ chúa quả thật không thể tả hay hơn. Ngòi bút lạnh lùng của tác giả đã đạt đến trình độ sắc sảo tuyệt vời của văn châm biếm.

    Ngoài ra, sự đối lập giữa danh nghĩa cao cả như “phò chính”, vì “cơ nghiệp của tiên vương”, vì “xã tắc là trọng”,... với những toan tính nhỏ nhoi: “cái chân quốc cữu tiền triều”, “hớt công”, “sợ vạ lây”, “trả thù những quan hầu nghiệt ngã mà hằng ngày quân lính vẫn ghét”, niềm vui mừng vì một vị chúa chân chính đăng quang mà chỉ đáng để dân kinh kì nghỉ một phiên chợ..., đã vạch ra sự vô nghĩa và tính chất trò hề của tất cả mọi việc quốc gia đại sự, từ những phạm trù lí tưởng đến sự tuế toái(1) đối với nhân vật đám đông, ngòi bút tác giả Hoàng Lê nhất thống chí cũng có cách xây dựng riêng. Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống, họ cũng bộc lộ những mặt yếu mà tác giả không tha châm biếm. Cảnh quân sĩ đánh giết Quận Huy có chất hào hùng của một sự “tức nước vỡ bờ”, nhưng cảnh rước Trịnh Tông với những trạng thái tình cảm: “đứng xúm chung quanh, gào lên vui sướng”, “vỗ tay reo hò vang lên một chặp”, hành động kéo nhau đi xem chúa và thái độ “hí hửng” bảo nhau: “Chúa ta lập rồi!”  cho phép người đọc nghi ngờ sự hiểu biết thật sự của họ. Đó chẳng qua chỉ là sự “a dua”, sự trống rỗng về trí tuệ của đám đông mà đã từ lâu lắm bị đè nén, bị nô dịch. Màn kịch này của Hoàng Lê nhất thống chí có thể gợi liên tưởng đến xã hội làng Mùi và chú AQ trong “cách mạng” dưới ngòi bút của Lỗ Tấn sau này.

    Đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là việc của một công trình khoa học khác,tuy nhiên, riêng với đoạn trích này ngòi bút tả thực và trào phúng của các tác giả đã là một giá trị xuất sắc, góp phần làm nên giá trị vĩnh cửu của tác phẩm.”.

    (Trần Thị Băng Thanh, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr.262-267)

    (1) Tuế toái: qua loa, sơ sải.

    a) Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của văn bản trên.

    b) Trong phần thân bài, hãy tìm các luận điểm mà tác giá muốn trình bày.

    c) Chọn một đoạn và chỉ ra các câu / đoạn văn thể hiện sự phân tích và ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả bài viết.

    Trả lời:

    a) Mở bài: “Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép... sự sụp đổ cơ đồ họ Trịnh và kéo theo cả sự sụp đổ của nhà Lê.”.

    Thân bài: “Thông thường các cuộc chính biến... dưới ngòi bút của Lổ Tấn sau này.”.

    Kết bài: “Đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là việc của một công trình khoa học khác, tuy nhiên riêng với đoạn trích này ngòi bút tả thực và trào phúng của các tác giả đã là một giá trị xuất sắc, góp phần làm nên giá trị vĩnh cửu của tác phẩm.”.

    b) Luận điểm 1: Cuộc nổi loạn của kiêu binh vừa mang tính ngẫu nhiên lại cũng vừa mang tính tất yếu.

    Luận điểm 2: Kiêu binh nổi loạn là một cuộc chính biến kì lạ, đúng với nghĩa của chữ “loạn”.

    Luận điểm 3: Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn đã được ghi chép gần gũi với hiện thực.

    Luận điểm 4: Kiêu binh nổi loạn là một màn bi hài kịch.

    c) Có thể chọn đoạn: “Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm.... thế tất không thể làm được việc lớn.”. Ở đoạn này, sau khi đưa ra nhận định và cũng là luận điểm (“Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực.”), tác giả đã tiến hành việc phân tích nhân vật để làm sáng tỏ (“Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật...”). Từ phân tích nhân vật tiêu biểu của phe Trịnh Tông (Hoàng Đình Bảo) đến các nhân vật phe Trịnh Cán (“Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Báo và Đặng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa đạng, đều thực. Lấy nhân vật Hoàng Đình Bảo làm ví dụ... Bên phe Trịnh Tông thì trái lại, không tìm được một nhân vật nào sáng giá. Dự Vũ chỉ là anh đầu bếp, được một ưu điểm “cơ trí, nói năng rành mạch”, Gia Thọ thì có chút “tính khôn”, Bằng Vũ có vai trò nổi nhất nhưng chỉ là anh biện lại biết “dăm ba chữ” thường làm mướn đơn kiện cho người ta và “vẫn lừng danh là tay điêu toa trong việc xui nguyên giục bị”;..); rồi sau đó là nhân vật đám đông - kiêu binh (“Cuối cùng nhân vật chính trong cuộc chiến này là đám kiêu binh. Họ có công đem lại ngôi chúa cho con trưởng, theo nho gia đó là “phò chính”, song đối với lịch sử họ lại có công ở chỗ đây nhanh sự sụp đồ của một thể chế đã hết sức mục ruỗng.”).

    Những nhận xét, bình luận của người viết cũng được thể hiện trước, trong và sau khi phân tích. Chẳng hạn, trước khi phân tích: “Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực”; trong khi phân tích: “Hoàng là nhân vật phản diện, thao túng cả triển đình, nhiều tham vọng, quyền mưu nhưng y vẫn còn chút ánh sáng trong lương tâm” hay “Đó là điều khả thủ trong nhân cách Quận Huy” hoặc “Màn ra trận của Quận Huy cũng hào hùng và Huy đã chết một cách đàng hoàng đáng để cho người đời phải nể”; sau khi phân tích: “Có nhà nghiên cứu cho rằng tác giá Hoàng Lê nhất thông chí đã đánh giá thấp hoặc quá khắt khe với kiêu binh song có lẽ đó chính là giá trị hiện thực của ngòi bút tác giả. Như một danh nhân đã nói: “đám đông dốt nát và manh động” thế tất không thể làm được việc lớn.”.

    Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Tìm ý và lập dàn ý cho bài phân tích, đánh giá tác phẩm Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương), từ đó, viết bài phân tích, đánh giá tác phẩm nêu trên.

    Trả lời:

    Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

    - Cái hay về nội dung của tác phẩm là gì?

    + Về đề tài

    + Về chủ đề

    + Về cảm hứng

    - Hình thức nghệ thuật nào là đặc sắc?

    + Hình ảnh thơ

    + Câu thơ

    + Biện pháp tu từ

    + Giọng điệu

    - Tác dụng của yếu tố hình thức đó trong việc thể hiện nội dung và ý nghĩa của tác phẩm là gì?

    Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được để sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

    + Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ.

    + Thân bài:

    Giới thiệu chung về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại,...

    Phân tích, đánh giá cái hay về nội dung của bài thơ.

    Phân tích nét đặc sắc, độc đáo, mới lạ,... của từng yếu tố hình thức nghệ thuật được lựa chọn và đánh giá tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

    + Kết bài:

    Đánh giá chung về cái hay, cái đặc sắc của bài thơ.

    Mở rộng đánh giá giá trị của tác phẩm trong sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương hoặc trong chùm thơ Tự tình,...

    Các em viết bài phân tích, đánh giá tác phẩm Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương dựa vào dàn ý đã lập được.

    Tham khảo bài viết sau:

    Tự tình (bài 2)

    Xuân Hương sáng tác một loạt ba bài Tự tình (Kể nỗi lòng)... Bài thứ nhất (Tự tình (bài 1)) lấy cảm hứng vào lúc đã có tiếng gà báo sáng (“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”); bài thứ hai (Tự tình (bài 2)) lấy cảm hứng vào lúc đêm đã về khuya (“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”). Đó là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp vợ chồng, vì thế cũng là thời khắc người vợ lẽ hay người goá phụ cảm nhận được đầy đủ nhất, sâu sắc nhất, thấm thía nhất, cảnh cô đơn, nỗi bất hạnh của

    thân phận mình:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

    Đêm đã khuya mà nhà thơ vẫn tỉnh thức - vì không ngủ được hay không muốn ngủ? - ngồi lắng nghe tiếng trống cầm canh nơi một đồn ải nào vẳng lại, nhắc nhở một cách quái ác thời gian dường như cứ dồn đuổi nhau trôi đi, trôi đi một cách uổng phí và vô nghĩa lí trên thân phận trớ trêu của người đàn bà vẫn khao khát hạnh phúc mà phải chịu cảnh chăn đơn, gối chiếc,...

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

    Chữ nghĩa của Xuân Hương bao giờ cũng trần trụi đến tàn nhẫn như thế.

    Khi nhà thơ dùng đến hai chữ “hồng nhan” thì có nghĩa là ở người thiếu phụ xuân sắc vẫn còn, xuân tình chưa cạn, vậy mà cứ phải “trơ” ra đó, không kẻ đoái hoài. Có người hiểu chữ “trơ” theo nghĩa trơ lì, không còn cảm giác: “Đau thương, ê chề ngấm sâu dần, sâu dần vào xương cốt, biến con người thành vật vô tri”), Đây là cách hiểu chữ “trơ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tôi cho rằng, hiểu thơ như thế là trái ngược với tư tưởng tác giả trong Tự tình (bài 2) này. Người đàn bà này, đúng là đã nếm trải nhiều bất hạnh, nhưng tâm hồn vẫn luôn luôn cháy bỏng, luôn luôn sôi sục, một tâm trạng bồn chồn không yên, thể hiện ở hai câu thực:

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

    Uống rượu để quên đời, nhưng không quên được: “say lại tỉnh”, khao khát sự thoả mãn mà ngó ra ngoài trời chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết.

    Nhưng đây mới thực là tính cách và ngôn ngữ Xuân Hương:

    Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

    Đâm toạc chân mây, đá máy hòn.

    Thế giới hình tượng của thơ Xuân Hương bao giờ cũng hoạt động mạnh mẽ và huyên náo như thế. Đó là không gian, thời gian trần tục, trần thế nên luôn luôn vận động, sôi sục, đối lập với không khí tĩnh lặng, phi thời gian của cổ thi (“Mõ thảm không khua mà cũng cốc / Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”; “Lắt léo cành thông cơn gió thốc / Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo”; “Gió giật sườn non khua lắc cắc / Sóng dồn mặt nước vỗ long bong”,... Ngay cả màu sắc trong thơ Xuân Hương nhiều khi cũng như muốn gào lên, muốn hét lên: “Cửa son đỏ loét tùm hum nóc / Hòn đá xanh rì lún phún rêu”; “Một trái trăng thu chín mõm mòm / Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom”,...).

     Tuy nhiên, âm thanh hay màu sắc, dù sao tự nó cũng phát ra tiếng động hoặc hiện thành xanh, vàng, trắng, đỏ,... Nhà thơ chỉ cần phóng đại thật to, tô cho thật đậm để trở thành âm thanh, màu sắc độc đáo của Xuân Hương. Nhưng dưới ngòi bút của nữ sĩ họ Hồ, ngay cả những vật hoàn toàn tĩnh tại, hoàn toàn bất động cũng đột nhiên trở thành biết cựa quậy, biết vùng vẫy, biết phá phách: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám / Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”. Thủ pháp đảo ngữ được sử dụng ở đây càng nhấn mạnh tính hoạt động mạnh mẽ, dữ dội của thế giới nghệ thuật Hồ Xuân Hương.

    Vậy là “cái tôi” đầy sức sống mà bị dồn nén của Xuân Hương từ những câu đề,qua hai câu thực, đến những câu luận, cứ nổi lên dần: lúc đầu là nỗi chán chường,ngán ngẩm “Trơ cái hồng nhan với nước non”, tiếp đó là tâm trạng bực dọc, bồn chồn, muốn say mà không say được, trong khi đêm thì tàn mà trăng vẫn khuyết:

    “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh / Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Cuối cùng là nỗi bức bối, niềm phẫn uất muốn vùng lên phá phách. Khát vọng sống của con người này, yêu cầu thực hiện triệt để tính cách, cá tính của người đàn bà đặc biệt này, chẳng những chế độ phong kiến không dung nổi, mà đến trời đất cũng trở nên chật hẹp.

    Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Hương thường đặt nhân vật của mình đối diện với thiên nhiên rộng lớn, kề vai với vũ trụ mênh mông (“Thân em vừa trắng lại vừa tròn / Bảy nổi ba chìm với nước non”; “Gan nghĩa giải ra cùng nhật nguyệt /

    Khôi tình cọ mãi với non sông”; “Văng vẳng bên tai tiếng khóc chồng / Nín đi kẻo thẹn với non sông”; “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn / Trơ cái hồng nhan với nước non”,... Ấy là một con người có kích cỡ đặc biệt, không phải chỉ của bản thân mình hay của một gia đình, một làng, một xã, mà còn là của nhân dân, của đất nước, của tạo hoá, của vũ trụ. Có nghĩ như vậy, ta mới hiểu được vì sao Xuân Hương có thể tự đặt mình từ thế đứng rất cao với thái độ và giọng điệu hết sức kể cả khi đối thoại với đời, dù đó là những bậc hiền nhân quân tử, là thái thú Sầm Nghi Đống, là những đấng anh hùng (“Mát mặt anh hùng khi tắt gió”), thậm chí là vua, là chúa (“Chúa dấu, vua yêu một cái này” - Vịnh cái quạt).

    Nhưng Xuân Hương, dù tư tưởng có thể đi trước thời đại, trong đời thực vẫn không thể vượt khỏi thân phận của mình. Vì thế, những hành vi phá phách, nổi loạn dù táo tợn thế nào cũng chỉ là những vùng vẫy trong giới hạn của ngôn từ mà thôi. Nhà thơ đành chấp nhận số phận của mình bằng một tiếng thở dài ngao ngán:

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

    Mảnh tình san sẻ tí con con!

    Nhưng Xuân Hương đích thực là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu của sự sống tươi ròng, của tinh thần lạc quan, yêu đời. Đó cũng chính là chất dân gian đậm đặc của hồn thơ này. Đọc thơ Xuân Hương, thấy có đủ cả buồn khổ, đắng cay, chán chường, căm uất, đủ cả oán thù, phẫn nộ, thậm chí muốn tung hê tất cả, phá phách tất cả,.... nhưng không bao giờ mất hết niềm tin ở cuộc đời, ở sự sống. Điều ấy có thể cảm nhận rất rõ ở thế giới nghệ thuật hết sức sống động của nữ sĩ, một thế giới không bao giờ hoàn toàn vắng lặng: nếu không có tiếng chuông chùa văng vẳng, tiếng mõ, tiếng trống cầm canh, thì cũng có tiếng “gà gáy trên bom”, tiếng “sóng dồn mặt nước”, tiếng “gió giật sườn non”, hay “cành thông gió thốc”... Và nếu lắng nghe còn thấy “Rúc rích thây cha con chuột nhắt / Vo ve mặc mẹ cái ong bầu”,... Một thế giới hình tượng sống động, luôn cựa quậy, luôn hoạt động: “Cỏ gà lún phún leo quanh mép / Cá giếc le te lách giữa dòng”; “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám / Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”; “Gan nghĩa giải ra cùng nhật nguyệt / Khối tình cọ mãi với non sông”,... Một thế giới đầy màu sắc trẻ trung, hồng hào, tươi tốt, chan chứa xuân sắc, xuân tình,... Tất cả đều được phát hiện và đánh giá theỏ một quan điểm mĩ học độc đáo của Xuân Hương: lấy vẻ đẹp thanh tân, khoẻ khoắn,... của người đàn bà giữa tuổi xuân làm chuẩn. Trong thế giới nghệ thuật ấy, tiếng khóc không hắn là tuyệt vọng và cái chết không hề muốn ngăn đường sự sống (Khóc Ông phú Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc,...).

    Đúng là Tự tình (bài 2) đã kết thúc bằng một lời chua chát: “Ngán nỗi xuân đi

    xuân lại lại / Mảnh tình san sẻ tí con con”. Nhưng như thế là tuổi xuân chưa hết, tình xuân vẫn đây.

    Xưa thường có câu: “Chữ rằng, xuân bất tái lai”. Nhưng Xuân Hương lại nói “Xuân đi, xuân lại lại”, có nghĩa là người đàn bà vẫn còn có cái để chờ đợi, để ước ao, tuy rằng hạnh phúc mong đợi ấy chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

    Có một vấn đề rất nên đặt ra đối với thơ Hồ Xuân Hương nói chung: Vì sao tư tưởng dân gian gần như thuần chủng, nguyên chất ở Xuân Hương lại không được diễn đạt bằng các thể thơ dân gian như lục bát, song thất lục bát mà lại tự ép mình vào khuôn khổ thơ Đường, một thể thơ bác học ngoại nhập, luật lệ rất nghiêm minh? Lại một nét oái oăm, độc đáo của thơ Xuân Hương chăng? Nhưng ngẫm ra, thấy sự chọn lựa của nữ sĩ rất có lí, có thể nói là rất tự nhiên nữa.

    Song thất lục bát là thể ngâm, hợp với lời trữ tình than thở. Lục bát thì mạnh về khả năng tự sự và thiên về diễn tả tình cảm thiết tha. Nhưng thơ Xuân Hương không chỉ có tình cảm mà còn có trí tuệ, có tư tưởng, đồng thời có nhu cầu tạo tính đa nghĩa trên mỗi dòng thơ, từ mỗi hình ảnh, mỗi ngôn từ: nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, nghĩa trần trụi, nghĩa ỡm ờ, nghĩa từ vựng, nghĩa xã hội - tâm lí, nghĩa thanh, nghĩa tục,...

    Muốn đạt được những yêu cầu ấy, Xuân Hương rất cần đến khả năng của thất ngôn bát cú, của cấu trúc chặt chẽ, của luật đối ngẫu và của tính hàm súc với khả năng dồn nén nhiều nghĩa và tạo ý ngoài lời (ý tại ngôn ngoại).

    Nhưng Xuân Hương, một mặt khai thác khả năng của thơ Đường, mặt khác lại cố tình xoá sạch, khước từ điển tích, điển cố, lối diễn đạt ước lệ cách điệu hoá, sự sử dụng màu sắc tao nhã, trừu tượng, thay vào đây là sự khai thác triệt để những ngôn từ thuần Việt và các thủ pháp nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật trào phúng, hồn nhiên và táo tợn của ca dao, dân ca, của truyện tiếu lâm Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Và trên cái văn bản Việt hoá và dân gian hoá đó, bao giờ cũng hằn lên cái dấu triện “Xuân Hương hoá” đầy cá tính độc đáo và mãnh liệt của “thiên tài kì nữ”(1)  họ Hồ.”.

    Câu 5 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Viết bài văn phân tích, đánh giá tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa).

    Trả lời:

    Tham khảo bài viết sau:

    Lính đảo hát tình ca trên đảo

     Một loạt bài thơ của Trần Đăng Khoa viết về biển đảo và người lính được bạn đọc hoan nghênh đón nhận như: Tự tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài,... và đây là thi phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo. Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa. Nhờ đó, tác phẩm neo vào lòng người sâu sắc, bền chặt suốt mấy chục năm qua.

    Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Cái sân khấu dựng lên giữa trời biển bao la ấy phải kì công và độc đáo lắm mới chịu nổi cái gió như quăng quật, tấp táp vào mặt con người. Sân khấu kê lên từ đá san hô biển, cánh gà phải dựng bằng tôn, tất cả đều tạm bợ thế thôi, vì không có phông màn nào chịu nổi thông thốc của gió trời biển đảo:

    Đá san hô kê lên thành sân khấu

    Vài tấm tôn chôn máy cánh gà

    Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ

    Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa.

    Nhưng sự thú vị nhất lại nằm ở khổ thơ thứ hai. Ở đây có sự đối lập giữa cái khắc nghiệt của thiên nhiên và sự dũng cảm, lạc quan của người lính. “Gió rát mặt”, “sỏi cát bay như lũ chim hoang”, thuỷ triều xuống lên liên tục khiến cho đảo cũng thay hình đổi dạng không ngừng. Quả là một vùng đất đầy gian nan, thử thách đối với người lính. Tuy vậy, người lính vẫn hiên ngang, lãng mạn và hào sảng:

    Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng

    Sỏi cát bay như lũ chim hoang

    Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu

    Ta bắt đầu thôi. Máy nước đã mở màn...

    Từ “mây nước mở màn”, hình tượng người lính đảo hiện lên thật độc đáo, tếu táo qua hình dáng bên ngoài lẫn vẻ đẹp tâm hồn, nhờ đó đã giúp cho Trần Đăng Khoa có được một giọng thơ hóm hỉnh, bông đùa nhưng tạo được cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.

    Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghỉ với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Đọc đến đây, hẳn chúng ta không thể quên hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, cũng tếu táo và có vẻ “bặm trợn” khác thường giữa cuộc sống núi rừng miền Tây Bắc khắc nghiệt: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm”:

    Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

    Người xem ngổn ngang cũng... rặt lính trọc đầu

    Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

    Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

    Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hoá thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Quả vậy, chính cuộc sống gian nan giữa nước trời thăm thẳm ấy, hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: Khát khao một tình yêu chảy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thuỷ thiết tha.

    Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kì lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động. Chính cái giọng phớt đời, tưng tửng lại là chỗ xót xa và lấy nhiều nước mắt của người đọc:

    Cái giai điệu ngang tàng như gió biển

    Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi

    Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

    Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời...

    Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo

    Gương mặt em dịu dàng

    Hàng cây cũng tươi xinh

    Mở mắt chung chiêng nghe lưng trời sóng vỗ

    Và tay mình lại nắm lấy tay mình.

    Hóm hỉnh nhất là khổ thơ với các câu hỏi tu từ tự vấn về người yêu của người lính đảo. Họ hát tình ca, yêu đắm say và nhớ thương tha thiết chỉ qua tưởng tượng, thành ra họ hình dung về người yêu của mình cũng có năm bảy đường khác biệt. “Các em ở phương nào?”, “Các em cao hay thấp?” Xót xa nhất là bóng dáng nào sẽ đến với các anh như một câu hỏi xoáy sâu vào lặng lẽ, vào thăm thẳm ruột gan mong chờ khao khát mỗi khi đêm về trông ra chỉ bốn bề mây nước âm u:

    Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?

    Các em cao hay lùn? Có trời mà biết được

    Bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh?

    Trông bốn phía chỉ âm u mây nước.

    Lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thuỷ chung, khẳng định chủ quyền đất nước. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được:

    Nào hát lên cho đêm tối biết

    Rằng tình yêu sáng trong ngục ta đây

    Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió

    Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này.

    Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thuỷ triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay:

    Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót

    Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau

    Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế

    Ô, hoá ra toàn những đá trọc đầu....

    Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cầu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư,... là những trạng thái cảm xúc hài hoà, gắn kết xuyên suốt bài thơ [...] Qua đó, khơi dậy niềm tự hào và tình yêu biển đảo đối với thế hệ trẻ, nhất là ca ngợi vẻ đẹp hào hùng của người lính biển trong vai trò bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay.”.

  • Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

    Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi 

    Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

    Bài 7: Thơ tự do

    Bài 8: Văn bản nghị luận

    Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá