Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 7: Thơ tự do sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 7: Thơ tự do
I. Bài tập đọc hiểu
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
a) (....) khác với thơ cách luật, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số câu, số chữ, số vần.
b) Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do là thơ (...).
c) Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu (1)... khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ảnh được các (2)... của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
d) Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình) là người (1) .... bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ. Đó là (2)... hoặc (3)... nói với người đọc về những cảm nhận, rung động, suy tư,.. của bản thân về con người và cuộc sống.
e) Nhân vật trữ tình “là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản nhưng (...) giản đơn với tác giả”.
g) (1)... trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,...) và các biện pháp tu từ; gợi cho người đọc cảm nhận về (2)... thông qua các (3)... (thị giác, thính giác,...); giúp nhà thơ (4)..., tư tưởng mạnh mẽ, cách (5)... thêm sống động.
i) (...) trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả.
Trả lời:
a) thơ tự do (7a - 7h)
b) có phân dòng (1g - 10g)
c) (1): giải phóng cảm xúc (1h - 15h); (2): khía cạnh mới (11b – l1n)
d) (1): trực tiếp (1p - 13p); (2): một người (1c - 8c); (3): một giọng nào đó (5i – 12i)
e) không đồng nhất (1o - 13o)
g) (1): hình ảnh (11- 7l); (2): bức tranh đời sống (1n - 15n); (3): giác quan (3m -10m); (4): truyền tải cảm xúc (la - 15a); (5): miêu tả (3d - 8d)
i) cảm hứng chủ đạo (3k - 15k)
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Dòng nào không phải là yêu cầu khi đọc văn bản thơ?
A. Chú ý xác định thể thơ, nhân vật trữ tình
B. Chú ý xác định nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể
C. Phát hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
D. Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... và khái quát chủ đề của tác phẩm
Trả lời:
Chọn đáp án: B. Chú ý xác định nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?
Trả lời:
Hình tượng “Đất nước” trong bài thơ chính là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy tưởng,...
- Hình tượng này trong bài thơ được xây dựng theo mạch vận động theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trong quá khứ, đó là đất nước của lịch sử anh hùng, của những con người “chưa bao giờ khuất”, Tiếng vọng của cha ông, của truyền thống dựng nước, giữ nước vẫn vọng về nhắn nhủ lớp lớp cháu con (“Nước chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”). Ở hiện tại, đó là đất nước đau thương mà kiên cường, anh dũng trong chiến tranh (các khổ thơ 4, 5, 6). Từ hiện tại chiến đấu và chiến thắng tràn đầy niềm tự hào đó, cảm hứng hướng về tương lai ngày càng dào dạt, mãnh liệt (khổ 9, 10), làm nên một tượng đài đất nước ngời sáng (khổ 10).
- Hình tượng đất nước còn được xây dựng bởi các chi tiết, hình ảnh (thi liệu): vẻ đẹp của Hà Nội nghìn năm, của thiên nhiên xanh tươi dạt dào sức sống trong những mùa thu đất nước; những hình ảnh về đất nước bị quân thù giày xéo đầy đau thương, mất mát trong chiến tranh; những hình ảnh thiên nhiên và con người kiên cường anh dũng trong chiến đấu; những hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng khi thể hiện bức tượng đài chiến thắng của đất nước...
Trả lời:
- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:
+ Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
+ Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
+ Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:
- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:
+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng.
+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
Trả lời:
- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.
+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.
→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
Trả lời:
“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ nghìn xưa vọng tới mai sau. “Rì rầm” là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. “Rì rầm” trong lòng đất “đêm đêm” còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. “Đất” là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. “Đất” cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.
Trả lời:
Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.
Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
Trả lời:
Trả lời:
- Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”
→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”
- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn
→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.
Trả lời:
- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.
- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.
Trả lời:
Các câu thơ: “Ngoài mép biển người đâu lên đông thế / Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu...” đem lại sự thú vị, bất ngờ vì liên tưởng độc đáo của tác giả. Sự liên tưởng này bắt nguồn từ thực tế. Về đêm, thuỷ triều rút, bãi cát rộng thêm ra. Người lính say sưa biểu diễn, nhập tâm hồn mình vào khúc tình ca, dường như quên cả xung quanh. Khi lời hát ngân lên chót vót, họ mới “bàng hoàng” nhìn lại phía sau. Những tảng “đá trọc đầu” vốn nằm trong sóng nước, giờ hiện ra lô nhô trên bãi cát.
Trong một liên tưởng bất ngờ, thú vị, tinh nghịch, “đá trọc đầu” trở thành những khán giả đặc biệt của đêm diễn. “Đá trọc đầu” tưởng cũng đang lặng đi nghe khúc hát tình ca của lính đảo. Thiên nhiên và con người cùng hoà một nhịp đập của cảm xúc,...
Trả lời:
Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.
Trả lời:
Tập thơ được in lần đầu năm 1985, gồm 26 bài, trong đó thành công hơn cả là các sáng tác viết về đề tài người lính biển như: Thơ tình người lính biển, Cây phong ba đảo Nam Yết, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài, Đoạn văn xuôi chép ở đảo Chìm, Hát về hòn đảo Chìm, Cô tổng đài hải đảo, Lính đảo hát tình ca trên đảo, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn.
Đi trong hương tràm (Hoài Vũ)
Trả lời:
Trả lời:
- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:
+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.
+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.
+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.
- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em":
+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.
+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.
→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…
Trả lời:
- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:
+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau
+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”.
+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.
- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".
Trả lời:
- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm
- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng
- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”
- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh hoa tràm, hương tràm bởi vì các hình ảnh này thể hiện nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm… chính là nhịp cầu nối những yêu thương.
Trả lời:
Bài hát đã truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Giai điệu, nhạc điệu của bài hát đã cho ta thấy được nỗi nhớ của những người đang yêu nhau mà phải xa cách.
Trả lời:
Điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là:
- Để thể hiện tình yêu đôi lứa hai nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ảnh thiên nhiên gắn bó với quê hương là hương tràm và hương bưởi.
- Những hình ảnh này gợi lên cảm nhận tình yêu lứa đôi hoà quyện với tình yêu Tổ quốc.
A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến
B. Người cha vui “lòng căng cánh nỏ” trước những thay đổi mới mẻ của mùa xuân nơi bản làng
C. Người mẹ đang bộc lộ rung động, cảm xúc “xôn xang” khi nhận ra những tín hiệu của mùa xuân về trên những “cành mận bung cánh muốt”
D. “Lũ con trai”, “lũ con gái” trên bản làng Tây Bắc đang bộc lộ cảm xúc háo hức, tươi vui khi thấy mùa xuân về
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến
A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc
B. Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân miền Tây Bắc
C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ
D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ấn dụ
D. Hoán dụ
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Ẩn dụ
Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào chỉ ra các từ láy có trong bài thơ?
A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả
B. Háo hức, rộn rã, xôn xang, hối hả
C. Xôn xao, háo hức, rộn ràng, hối hả
D. Bóng bay, hối hả, rộn ràng, háo hức
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả
Trả lời:
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
Trả lời:
Qua việc liên tục nhắc đến những hình ảnh quen thuộc báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, khi mùa hoa mận nở, cũng là lúc mọi người như đang được thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần. Lúc này, tâm trạng, cảm xúc của con người là sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả.
Trả lời:
Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…
II. Bài tập tiếng Việt
Bài tập tiếng Việt trang 23,24
a)
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa)
b)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông Xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa)
c)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên)
d)
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.
(Lò Ngân Sủn)
Trả lời:
a)
+ Yếu tố được so sánh: “sỏi cát”; phương diện so sánh: “bay”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “lũ chim hoang”.
+ Giá trị tu từ: Tác giả đã mô tả diện mạo, cảnh quan của quần đảo đầy tính hình tượng, có tính biểu cảm cao. “Sỏi cát bay” (cái cụ thể) được so với “lũ chim hoang” (cái cụ thể) nhưng khác loại, tạo sự liên tưởng thú vị, đầy tính biểu tượng.
b):
+ Yếu tổ được so sánh: “lời ca”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “vỏ ốc cất thành lời”.
+ Giá trị tu từ: giai điệu, lời ca của người lính đảo tất cả đều được biểu tượng hoá, từ trạng thái nghe (thính giác), chuyển sang nhìn (thị giác), rồi chuyển sang trạng thái “cất thành lời”. Cách ví von này làm cho câu thơ thêm tính nhạc, tính biểu cảm.
c):
+ Các yếu tố trong cấu trúc so sánh này gồm: yếu tố được so sánh (“con gặp lại nhân dân”); từ so sánh (“như”); yếu tố so sánh (“nai về suối cũ”; “cỏ đón giêng hai”; “chim én gặp mùa”; “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”; “Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”).
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: đây là một cấu trúc so sánh tu từ mở rộng, về được mở rộng là yếu tố so sánh. Lối so sánh này có giá trị biểu cảm cao, xây dựng nên được những hình tượng đẹp, cụ thể, sinh động về đất nước và nhân dân.
d):
+ Yếu tố được so sánh: “tình yêu”; từ so sánh: “là”; yếu tố so sánh: “vũ khí”.
+ Giá trị tu từ: Trên nông trường rộn ràng tiếng máy, tiếng nhịp nhàng lao động của công nhân, tác giả đã tạo nên một không gian lứa đôi đầy sức sống với một “tình yêu” đầy sự sống, một thứ “vũ khí” giúp họ bền gan, vững chí để giữ gìn bờ cõi quê hương nơi biên thuỳ.
a)
Ôi những cánh đồng quê Chảy máu
Dạy thép gai đâm nát trời chiều
b)
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngái ánh bình mình
c)
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Trả lời:
a)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“Ôi những cánh đồng quê chảy máu”); ngoài ra còn có ẩn dụ nhân hoá (“Dây thép gai đâm nát trời chiều”),
+ Cơ chế liên tưởng: tương cận, gần gũi nhau, lấy không gian chứa đựng để nói thay con người sống trong không gian đó.
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng biểu cảm, miêu tả cảnh tang thương của làng quê Việt.
b)
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ (“Nước Việt Nam từ máu lửa”; “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”).
+ Cơ chế liên tưởng: tương đồng. Nhà thơ đã dùng hình ảnh đầy tính chất biểu tượng là “máu lửa” để chỉ chiến tranh và “rũ bùn” để chỉ việc thoát khỏi cảnh lầm than, cơ hàn, nô lệ.
+ Tác dụng tu từ nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta, tạo nên một biểu tượng đất nước anh hùng.
Ngoài ra, trong câu thơ này, tác giả còn sử dùng biện pháp tu từ so sánh (“Người lên như nước vỡ bờ”), nhân hoá (“Súng nổ rung trời giận dữ”).
c)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“trán cháy rực”; “lòng ta bát ngát”).
+ Cơ chế liên tưởng: thay thế bằng cái tương cận, gần gũi nhau, lấy bộ phận chỉ cái toàn thể: “trán cháy rực” chỉ con người trí tuệ, khối óc trăn trở, khát khao; “lòng ta bát ngát” chỉ con người cảm xúc, con tim.
+ Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi diễn tả tâm trạng và suy tư của người lính.
a)
Im phăng phắc dáng mẹ ngồi,
Tấm lưng còng đỡ cả đời bão dông.
(Trương Nam Hương)
b)
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính)
c) Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
Trả lời:
a)
+ Biện pháp tu từ: đảo ngữ.
+ Thành phần đảo ngữ: đảo vị ngữ (“im phăng phắc dáng mẹ ngồi”).
+ Tác dụng tu từ: có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: một sự sẻ chia và hị sinh thầm lặng của người mẹ.
b)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông”), nhân hoá (“Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”). _
+ Tác dụng tu từ: có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: không gian “thôn Đoài” và “thôn Đông” đã trở thành không gian của tâm trạng nhớ nhung, của lứa đôi hò hẹn.
c)
+ Biện pháp tu từ: đảo ngữ.
+ Thành phần đảo ngữ: đảo bổ ngữ (“những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành”). Trật tự thông thường là: Chị còn nhớ rành rành những cuộc vui ấy.
+ Tác dụng tu từ: có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: “những cuộc vui ấy” mới là tiêu điểm của câu nói, mang thông tin mới của thông báo.
Trả lời:
Mận trắng - loài hoa đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp động lòng người. Thật khó ai có thể quên được những chùm hoa trắng mọc san sát, đan xen nhau giữa cảnh núi non xanh rì, kì vĩ. Và đôi khi, những chùm hoa trắng ấy còn được trồng thành những cánh đồng hoa, phủ kín cả một bản làng, một thung lũng, đôi khi còn là một vùng trời Tây Bắc thân yêu. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh vừa nên thơ vừa lãng mạn, khiến lòng người lữ khách ngẩn ngơ đến lạc cả lối về.
Hãy một lần đến với Tây Bắc những ngày tháng 1, 2 để được thử cái cảm giác “lịm” đi giữa cánh đồng hoa trắng tinh như những cô gái miền Tây kiều diễm đương độ xuân thì còn thẹn thùng, e lệ. Và cũng để thử một lần “phải lòng” cái nơi không phải quê nhà.
Biện pháp so sánh: Cánh đồng hoa trắng tinh như những cô gái miền Tây kiều diễm đương độ xuân thì còn thẹn thùng, e lệ.
a)
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
(Lò Ngân Sủn)
b)
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
c) Khi bánh chín, họ chọn những chiếc bánh đẹp nhất, chắc nhất để phần hai người đàn ông của họ. Nhưng những ngày Tế thường vụt đi như tên bắn.
(Nguyễn Quang Thiều)
d)
Ngàn xưa cho tới mai sau
Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu.
(Xuân Quỳnh)
Trả lời:
a)
+ Yếu tố được so sánh: “tiếng máy gọi”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “tiếng cuộc đời”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng yếu tố khác loại giữa “tiếng máy gọi” cụ thể và “tiếng cuộc đời” trìu tượng càng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.
b)
+ Yếu tố được so sánh: “em nằm dưới đất sâu”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “khoảng trời đã nằm trong đất”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể là “nằm đưới đất sâu” và “khoảng trời đã nằm trong đất”. Hình ảnh khoảng trời - hố bom càng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.
c)
+ Yếu tô được so sánh: “những ngày Tết vụt đi”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “tên bắn”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể là “ngày Tết vụt đi” được ví như “tên bắn”, biểu thị thời gian bên nhau trôi quá nhanh, làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.
d)
+ Yếu tố được so sánh: “vịnh xanh”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “buổi ban đầu tình yêu”.
+ Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai yếu tố khác loại đầy hình tượng, đó là giữa sự việc cụ thể “vịnh xanh” được ví như “buổi ban đầu tình yêu” rất trừu tượng. Phép so sánh này làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn,
a) Chị ngồi im lặng nhìn những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông. Giá như đêm nay Ân ở nhà thì Ân hạnh phúc biết bao nhiêu. (Nguyễn Quang Thiêu)
b) Dòng sông nhẹ xao, chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái. (Xuân Diệu)
c)
Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.
(Nguyễn Duy)
d)
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca.
(Tố Hữu)
Trả lời:
a)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là so sánh: “những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông”.
- Yếu tố được so sánh: “những mẩu than nhấp nháy”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “những ngôi sao mùa đông”.
+ Tác dụng tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể: “những mẩu than nhấp nháy” và “những ngôi sao mùa đồng”. Cả hai hình ảnh đều có nét tương đồng về sự “nhấp nháy” của ánh lửa, ánh sao, gợi tính hình tượng, tính biểu trưng cho câu văn.
b)
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là nhân hoá (một loại ẩn dụ tu từ): “chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái”.
+ Tác dụng tu từ: tác giả đã liên tưởng hình ảnh chiếc thuyền với thân thể của con người có cảm xúc “run rẩy”, “khoan khoái” rất hình tượng và mang tính biểu cảm cao.
c)
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”.
+ Tác dụng tu từ: tác giả đã liên tưởng mùi, vị, sắc của “củ dong riềng” rất hình tượng và rất ngọt, rất ngon. Để có được ấn tượng lạ và ngon như vậy, tác giả đã sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác (nghe) sang khứu giác (mùi) qua thị giác (huệ trắng) rất tinh tế và hiệu quả.
d)
+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trích là đảo ngữ: “Đẹp vô-cùng Tổ quốc ta ơi”.
+ Tác dụng tu từ: việc sử dụng hình thức đảo ngữ luôn tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và hình tượng câu thơ. Thành phần được đảo là vị ngữ, như muốn nhấn mạnh đến sự “đẹp đẽ” của Tổ quốc, của non sông hùng vĩ Việt Nam. Câu thơ có thể được diễn đạt theo trật tự xuôi là: Tổ quốc ta ơi đẹp vô cùng hoặc Ơi Tổ quốc ta đẹp vô cùng. Những cách đảo ngữ như trong khổ thơ là giàu tính biểu cảm và tính hình tượng nhất.
III. Bài tập viết
Bài tập viết trang 25,26
A. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về nội dung của tác phẩm thơ.
B. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về nghệ thuật của tác phẩm thơ.
C. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
D. Trình bày các thông tin về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội dung và hình thức của tác phẩm thơ.
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Trả lời:
Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bức tranh hoành tráng sử thi về đất nước được vẽ bằng những nét bút lớn, đầy tính khái quát, tượng trưng: “Súng nổ rung trời giận dữ”. Lời thơ cũng đạt đến một độ hàm súc cao. Hai chữ “giận dữ” khiến cho ý thơ thật đa nghĩa. Bởi nó có đến hai chủ từ. Đó là tiếng súng giận dữ của con người hay bầu trời cũng đang nổi giận với kẻ thù? Có lẽ là cả hai. Tội ác của chúng gieo rắc bao năm khiến cho trời không dung, đất không tha [...].
Trên cái phông nền ấy, hình tượng “đất nước” hiện lên như một thực thể vừa kì ảo vừa kì vĩ:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà [...].
Bài thơ mở đầu bằng hương cốm hiền hoà trong những sáng thu muôn thuở để rồi kết thúc bằng hình ảnh quật cường, vừa dữ dội vừa oai hùng. Chỉ riêng điều đó đủ cho ta thấy sức sống kì diệu đã biến một nước Việt Nam hiền hoà thành một nước Việt Nam bất khuất. Khổ thơ kết này chính là thời điểm chót cùng của cuộc hoá thân mầu nhiệm đó.”
(Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2007)
a) Văn bản viết về điều gì?
b) Câu văn nào nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả?
c) Tác giả đã phân tích các yếu tố nào để làm rõ ý kiến của mình?
Trả lời:
a) Văn bản trên đánh giá phân tích về đoạn thơ thứ 7 trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
b) Câu văn nêu ý kiến, nhận xét của tác giả là: Bức tranh hoành tráng sử thi về đất nước được vẽ bằng những nét bút lớn, đầy tính khái quát, tượng trưng: “Súng nổ rung trời giận dữ”. Lời thơ cũng đạt đến một độ hàm súc cao.
c) Tác giả đã phân tích từ ngữ (“giận dữ”) và hình ảnh (trong hai câu kết) để làm rõ ý kiến, nhận xét của mình.
Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Lập dàn ý cho đề văn sau đây:
Vẻ đẹp của hình tượng người lính đảo trong bài thơ Lính đẩo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa).
Trả lời:
Mở bài:
- Giới thiệu về bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo và nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Giới thiệu chung về hình tường người lính đảo.
Thân bài:
Hình tượng người lính đảo hiện lên là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.
- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh
- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:
+ Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu
+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc
→ Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay: “Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót/ Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau/ Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế/ Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”
- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.
- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.
Kết bài:
Nêu cảm nhận của em về hình tượng người lính đảo.
Trả lời:
Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, lãng mạn hào hoa của những người lính trẻ, dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn vui tươi và không ngừng hi vọng, mong chờ vào một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các nội dung khác: