Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan)

1.4 K

Với giải Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào?

a) Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b) Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.

Trả lời:

a) Các em hoàn thành bài tập theo gợi ý sau:

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong hai câu trên:

Thành phần chêm xen ở câu a) được xác định là: “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Thành phần chêm xen “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư” có tác dụng bổ nghĩa cho cụm từ chỉ thời gian “lúc đó”, đánh dấu thời điểm xảy ra trước ngày giải phóng: chúng được dùng để bổ sung ý nghĩa cho thời gian, thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

b)

+ Thành phần chêm xen ở câu b) được xác định là: “rất có thể là ngày hôm nay”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: thành phần chêm xen trong câu này cũng có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thời gian được xác định trong câu. Thành phần chêm xen “rất có thể là ngày hôm nay” có tác dụng bổ nghĩa danh ngữ thời gian “ngày hôm nay” - thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

+ So sánh: Cả hai câu đều dùng thành phần chêm xen để bổ sung ý nghĩa về thời gian, nhấn mạnh thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể. Điểm khác là, ở câu a), thành phần chêm xen là bổ ngữ cho trạng ngữ; còn ở câu b), thành phần chêm xen làm định ngữ cho ngữ danh từ.

Đánh giá

0

0 đánh giá