Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của nhân vật Trương Phi đối với Quan Công

4.2 K

Với giải Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 2, SGK) Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của nhân vật Trương Phi đối với Quan Công?

Trả lời:

Sự kiện chính:

Biết tin Lưu Bị ở bên Viên Thiệu, Quan Công tìm cách đi gặp anh. Trên đường ngang qua CỔ Thành, bẤt ngờ biết Trương Phi đang ở thành này, vội sai ngay Tôn Càn vào báo tin.

Nghi ngờ Quan Công tới bắt mình vì trước đó Trương Phi đã nghe tin Vân Trường chạy sang bên Tào Tháo và được Tào Tháo ưu đãi, nên khi hay tin, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, vác xà mâu lên ngựa xông ra định đâm chết Quan Công.

Quan Công vừa tránh, đỡ mũi xà mâu của Trương Phi, vừa khôn khéo tìm cách giải thích, minh oan nhưng Trương Phi không nghe, lớn tiếng kết tội Quan Công bội nghĩa. Đúng lúc đó, một đám quân Tào do Sái Dương cầm đầu kéo đến, Trương Phi càng bừng bừng lửa giận, thách thức Quan Công chém Sái Dương trong ba hồi trống để tỏ lòng thành thực, giải mối nghi ngờ.

Chưa dứt hồi trống, bằng dũng khí và tài nghệ của mình, Quan Công chém rơi

đầu Sái Dương. Lúc này, lòng thành thực của Quan Công đã tỏ. Sau khi cẩn thận hỏi kĩ mọi người, Trương Phi “thụp xuống lạy” Vân Trường.

Lí do dẫn đến sự hiểu lầm: bại trận, ba anh em Lưu - Quan - Trương thất tán

mỗi người một nơi. Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu. Trương Phi trốn vào núi Mang Đãng. Quan Công về hàng Tào Tháo, được Tào Tháo đối đãi rất trọng thị. Việc này khiến Lưu - Trương nghi ngờ Quan Công phản bội lời thề kết nghĩa. Lập trường nhất quán của Trương Phi là: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ!” Đây là nguyên tắc đạo đức cao cả của bậc “trung thần”, “đại trượng phu”. Ấy vậy mà khi gặp lại, Quan Công còn nhắc lại “nghĩa vườn đào”, khác gì phỉ báng lời thề năm xưa! Trong con mặt của Trương Phi, Quan Công không chỉ đã vi phạm nguyên tắc tín nghĩa mà còn là kẻ rắp tâm bội nghĩa, bất nhân. Trương Phi đã không hiểu được tình thế khó khăn, nan giải của Quan Công, khi phải bảo vệ an toàn cho hai chị dâu, cũng như khả năng quyền biến của Quan Công trước tình thế ngặt nghèo.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá