Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Suy nghĩ về Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Suy nghĩ về Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái
Đề bài: Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”(Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?
Suy nghĩ về Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái - Mẫu 1
Suy nghĩ về ý kiến của người xưa:
1) Trẻ không kính già, trò không kính thầy: Người trẻ phải hiếu kính với người già, đó là đạo hiếu. Học trò phải tôn trọng thầy, cô. Đó là đạo học. Giữ đạo hiếu, đạo học là giữ vững luân thường. Làm trái hai điều trên là xã hội vô đạo, có nguy cơ hỗn loạn.
2) Binh kiêu, tướng thoái: Quân lính cậy công trạng dẫn đến kiêu căng, làm nhiều điều trái phép; tướng lĩnh suy thoái về đạo đức và bản lĩnh, trốn tránh nhiệm vụ, chỉ biết lo thân, không đủ uy tín, uy quyền để sai khiến binh lính. Hậu quả là quân đội hỗn loạn, mất sức mạnh chiến đấu bảo vệ chế độ, đất nước.
3) Tham nhũng tràn lan: Quan chức tham lam vơ vét của công làm của riêng, viên lại (viên chức) nhũng nhiễu vòi vĩnh, quấy rầy, gây phiền hà nhân dân để trục lợi. Hiện tượng này nếu tràn lan, mất kiểm soát sẽ dẫn đến việc nhân dân mất niềm tin với quan chức và hệ thống chính quyền sẽ trở thành thế lực đối lập với nhân dân, bị nhân dân căm ghét.
4) Sĩ phu ngoảnh mặt: Sĩ phu là tầng lớp trí thức trong xã hội xưa, có kiến thức, hiểu biết; có năng lực phân tích, phản biện nhằm ngăn chặn, điều chỉnh các chính sách sai lầm, đề xuất các chính sách ích nước lợi dân. Khi tầng lớp này chán nản, thờ ơ đối với công việc quốc gia thì đất nước có nguy cơ lầm đường, lạc lối trong đối nội và đối ngoại, khó tránh suy tàn, sụp đổ.
Ý kiến của người xưa là sự tổng kết các kinh nghiệm trị nước hàng ngàn năm,
hoàn toàn đúng đắn. Loạn kiêu binh trong Kiêu binh nổi loạn vừa là một hiện tượng nhãn tiền vừa là hệ quả của các nguy cơ mà người xưa đã tổng kết.
Suy nghĩ về Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái - Mẫu 2
Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em thấy quan điểm của người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước lại càng đúng. Những nhân vật đã bị lịch sử lên án, đã hết vai trò lịch sử, vẫn cố khẳng định uy quyền của mình và trở thành những vai hề như quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai...cuối cùng bị kéo cổ xuống đất. Còn Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao quy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa... nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ. Qua đó, ta thấy được làn sóng nổi loạn của quân lính và số phận bèo bọt của một vương triều, chứng tỏ sự thối nát cùng cực của một chế độ.
Suy nghĩ về Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái - Mẫu 3
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân.
Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?
Suy nghĩ về Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái - Mẫu 4
Sau khi đọc Kiêu binh nổi loạn em thấy đồng tình với ý kiến của Lê Quý Đôn bởi một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của...
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái thuộc thể loại nào sau đây?...
Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Nhân vật trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn thuộc về mấy phe đối địch?...
Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nguyên nhân dẫn đến việc binh lính nổi dậy chống lại Quận Huy?...
Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Phần (1) ghi lại lời của nhân vật Bằng Vũ như sau:...
Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Những chi tiết sau đây tập trung thể hiện rõ nhất điều gì?...
Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Qua miêu tả, so sánh cảnh chúa đăng quang với việc “giỡn quả cầu”, “rước pho tượng Phật”, các tác giả thể hiện thái độ gì đối với Trịnh Tông?...
Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?...
Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?...
Câu 9 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 6, SGK) Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham những tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.”. Sau khi đọc đoạn trích Kiêu bình nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?...
Câu 10 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:...
Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dì Mây, chú San, cô Thanh, Mai, thím Ba, chú Quang là tên các nhân vật trong truyện. Hãy xếp các nhân vật vào bảng dưới đây cho phù hợp:...
Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ.”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San, tình huống này là:...
Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đối mặt với tình huống chú San đi lấy vợ, tâm trạng của dì Mây như thế nào?...
Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đọc đoạn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây:...
Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Các chi tiết dưới đây thể hiện điều gì?...
Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đọc đoạn sau đây và cho biết, vì sao dì Mây khóc?...
Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi l, SGK) Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?...
Câu 8 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”...
Câu 9 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 5, SGK) Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cấu xuất hiện trong truyện...
Câu 10 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 7, SGK) Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?...
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hồi trồng Cổ Thành tuy chỉ là một đoạn trích song vẫn có cốt truyện hoàn chỉnh đầy đủ 5 thành phần: Trình bày (Giới thiệu) - Thắt nút - Phát triển - Cao trào - Mở nút (Kết thúc). Đâu là sự việc cao trào trong cuộc gặp gỡ giữa Trương Phi và Quan Công?...
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Trong câu văn: “Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?...
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Trong đoạn văn: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng nhiều động từ chỉ hành động của Trương Phi gồm: nghe, nói, mặc, vác, dẫn, đi, vểnh, hò thét, múa, chạy, đâm...
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nối lời kết tội Quan Công của Trương Phi ở cột A với nội dung kết tội Quan Công ở cột B cho phù hợp...
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Nối lời đối đáp với nội dung, thái độ của Quan Công cho phù hợp...
Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không phải là đặc sắc của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành?...
Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu hỏi 2, SGK) Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của nhân vật Trương Phi đối với Quan Công?...
Câu 8 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Người kể chuyện tập trung thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi thông qua những yếu tố nào?...
Câu 9 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Sự độ lượng, khí phách và tài nghệ của Quan Công đã được khắc hoạ trong đoạn trích như thế nào?...
Câu 10 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Từ chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) làm rõ vẻ đẹp của Trương Phi và rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân...
Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào?...
Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:...
Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Tìm và nêu tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau:...
Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung liên quan đến chủ đề thể hiện qua các truyện ngắn trong bài học...
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Thành phần in đậm trong các đoạn trích sau có chức năng gì?...
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện là gì?...
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Dưới đây là các bước cần thiết để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Hãy sắp xếp các bước đó theo thứ tự phù hợp:...
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Tìm ý cho đề văn: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiêu bình nổi loạn (Hoàng Lê nhất thông chí - Ngô gia văn phái)...
Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Tìm ý cho đề văn: So sánh cách miêu tả, thể hiện nhân vật Trịnh Tông trong đoạn trích Kiên binh nổi loạn và Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thông chí - Ngô gia văn phái)...
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong Hồi trồng Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi
Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
Bài 7: Thơ tự do
Bài 8: Văn bản nghị luận
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2