Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn

851

Với giải Câu 2 trang 86 SBT Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Nghệ thuật truyền thống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Nghệ thuật truyền thống

Câu 2 trang 86 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn như trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.127. Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa đó bằng dạng khác không? Vì sao?

Trả lời:

Bài tập đưa ra một số dạng biểu đồ: biểu đồ cột (Hình 1. Tổng dân số), biểu đồ đường (Hình 2. Tỉ lệ tăng dân số), biểu đồ tròn (Hình 3. Tỉ lệ giới tính) và hỏi về khả năng thay thế.

Để có câu trả lời thuyết phục, bạn thử đưa ra một số khả năng thay thế, ví dụ, thay biểu đồ tròn (hình 3) về tỉ lệ giới tính bằng biểu đồ đường về tỉ lệ tăng dân số (hình 2) hay biểu đồ cột về tổng số dân (hình 1). Sau đó, xác định trường hợp nào có thể thay thế, trường hợp nào không thể thay thế và giải thích lí do, nêu một vài lưu ý, nếu có. Chẳng hạn:

- Biểu đồ tròn dùng để mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%). Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ cột mô tả sự phát triển của một đối tượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

- Dạng biểu đồ tròn (hình 3) thường không dùng thay thế cho biểu đồ cột (hình 1) hoặc biểu đồ đường (hình 2) và ngược lại, vì biểu đồ tròn mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%) trong khi hai loại biểu đồ kia không có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng biểu đồ cột để mô tả các số liệu về tỉ lệ giới tính trong biểu đồ tròn (hình 3) như sau:

Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn

- Dạng biểu đồ cột (hình 1) và biểu đồ đường (hình 2) thường có thể thay thế cho nhau vì cùng có tác dụng mô tả tiến trình phát triển của một đối tượng hoặc so sánh độ lớn giữa các đại lượng. Tuy nhiên, khi cần biểu thị tiến trình phát triển của nhiều đối tượng thì dạng biểu đồ thường sẽ phù hợp hơn.

Kết luận: Mỗi dạng biểu đồ thường có chức năng, ưu thế riêng trong việc truyền tải thông tin, minh họa thông tin. Người viết văn bản thông tin thường phải cân nhắc rất kĩ khi thiết kế biểu đồ mô tả các số liệu. Trong trường hợp cần và có thể thay thế thì phải cân nhắc kĩ và có những điều chỉnh cho phù hợp.

Đánh giá

0

0 đánh giá