Cho biết, theo bạn: Có thể xem các lớp tuồng trên đây là những màn hài kịch hay không

225

Với giải Câu 17 trang 85 SBT Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Nghệ thuật truyền thống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Nghệ thuật truyền thống

Câu 17 trang 85 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Cho biết, theo bạn:

a. Có thể xem các lớp tuồng trên đây là những màn hài kịch hay không? Vì sao?

b. Có thể rút ra được những lưu ý gì về cách đọc hiểu một văn bản tuồng qua việc đọc văn bản trên?

Trả lời:

a. Trên thực tế, Kẻ mưu ma, người chước quỷ (trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) về mặt thể loại là tuồng đồ. Nhưng tuồng đồ cũng là tuồng hài, sử dụng nhiều thủ pháp trào phúng của hài kịch dân gian. Ở đó các nhân vật Đề Hầu, Huyện Trìa, Bà Huyện đều hiện thân cho cái thấp kém và các xung đột nảy sinh giữa các nhân vật này là xung đột giữa cái kém và cái thấp kém. Vì thế, có thể xem Kẻ mưu ma, người chước quỷ là một màn hài kịch, trong một vở hài kịch lớn: Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

b. Một số lưu ý khi đọc hiểu phân tích văn bản tuồng:

- Nắm vững một số khái niệm làm công cụ cho việc đọc kịch nói chung, đọc kịch bản tuồng nói riêng: hành động kịch, xung đột kịch; nhân vật kịch, cốt truyện kịch, ngôn ngữ kịch; màn, lớp; đối thoại, độc thoại, bàng thoại, chỉ dẫn sân khấu, thủ pháo trào phúng,…

- Vận dụng các khái niệm công cụ để đọc hiểu; đặc biệt phải chú ý xác định được hành động kịch, hành động của nhân vật, quá trình nảy sinh phát triển giải quyết xung đột theo lối tuồng hài và các thủ pháp trào phúng.

Đánh giá

0

0 đánh giá