Sách bài tập Ngữ Văn 10 Bài 4: Những di sản văn hóa | Chân trời sáng tạo

2.3 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Những di sản văn hóa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Những di sản văn hóa

  • I. Đọc (trang 52, 53, 54, 55, 57, 58 SBT Ngữ Văn lớp 10)

  • A. Bài tập trong SGK

    Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Xác định đề tài của văn bảnTranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

    Trả lời:

    - Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.

    - Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:

    + Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).

    + Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.

    => Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.

    Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

    Trả lời:

    - Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.

    - Nội dung của các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và các công đoạn chế tác.

    Câu 3 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản?

    Trả lời:

    Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí. Từ đó, các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.

    B. Bài tập mở rộng

    Bài tập trang 53 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản Bảo tồn nghệ thuật mua rối và vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới.

    BẢO TỒN NGHỆ THUẬT MUA RỐI VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

    Trong một nhà hát ở khu vực trung tâm Hà Nội, một con rồng bằng gỗ từ dưới mặt hồ nổi lên trong tiếng chũm chọe vang rền. Đó là một vở múa rối nước truyền thống, mỗi ngày cuốn hút hàng trăm lượt du khách ghé thăm, nhưng dân địa phương thì hấu hết rất thờ ơ.

    Nhà hát rối nước: nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ và công chúng.

    Ở hậu trường, sau một bức mành tre mỏng, khoảng 20 nghệ sĩ múa rối mặc bộ đồ bảo hộ bằng cao su, đầm mình trong mực nước cao đến hông, điều khiển những con rối bằng những cây sào dài.

    Sau mỗi sô (show) diễn chật kín khán giả, nghệ sĩ rối nước Nguyễn Thu Hoài lại thay ủng cao su ra để mang dép kẹp. Chị cho biết: “Những con rối này đều khá nặng, lại còn thêm lực cản của nước nữa. Nhưng chúng tôi đã trải qua nhiều năm đào tạo và kinh nghiệm thực tế, nên có thể điều khiển được”. Cũng như nhiều đồng nghiệp, chị tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

    Các sô diễn ở nhà hát Thăng Long (Hà Nội) đã trở thành một điểm đến thu hút du lịch, hấp dẫn hàng nghìn du khách mỗi tuần, trong đó có nhiều người mới đến xem lần đầu tiên. Sau một vở diễn, du khách Mỹ Caroline Thomoff nói với phóng viên AFP: “Tôi chưa bao giờ thấy vở diễn múa rối nào sử dụng hồ nước như thế này. Thật sự tôi có thể chứng kiến người ta đang câu cá, nhảy múa, và rất nhiều hoạt động đang diễn ra”

    Việt Nam là nơi ra đời của múa rối nước – bộ môn nghệ thuật có tuổi đời nhiều thế kỉ. Xuất hiện ở vùng đồng bằng lúa nước phía Bắc, rối nước là một hình thức giải trí của nông dân. Dấu tích cổ xưa nhất của những màn trình diễn múa rối nước là những ghi chép trên một bia đá có niên đại từ thế kỉ XII, nay vẫn còn được lưu giữ ở một ngôi chùa cổ ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, tuy nhiên, nhiều sử gia cho rằng múa rối nước có khả năng khởi đầu từ sớm hơn thế nữa.

    Theo truyền thống, các vở diễn kể lại những câu chuyện ngụ ngôn hay truyền thuyết cổ, chẳng hạn truyền thuyết về thanh bảo kiếm mà một vị vua đã dùng để chiến thắng quân xâm lược phương Bắc

    Sức hấp dẫn đối với nước ngoài.

    Theo Giám đốc nhà hát Thăng Long, lời thoại trong các vở diễn vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian, và những bức tượng khắc thủ công hình thú, hình thuyền, hình người nông dân hay hình cá thếp vàng và sơn xanh đỏ rực rỡ, cũng không thay đổi nhiều. Ông nói với phóng viên AFP: “Đến thế hệ con cái chúng ta và những thế hệ sau nữa, cấc vở diễn vẫn sẽ được bảo lưu như nguyên gốc”.

    Mặc dù rối nước có nguồn gốc cổ xưa như vậy – hay có lẽ chính vì rối nước có nguồn gốc cổ xưa như vậy – khán giả Việt Nam ở địa phương không mấy đoái hoài đến các vở diễn này, đặc biệt là giới trẻ. Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam thuộc lớp trẻ dưới 30 tuổi, họ thường ưa chuộng các hình thức giải trí kĩ thuật số hơn. Ông Phạm Đình Viêm, truyền nhân thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống điêu khắc búp bê rối ở một làng nghề ở Thái Bình, chia sẻ: “Bây giờ có nhiều loại hình giải trí, nhiều thiết bị điện tử và có mạng internet. Nên ngoài những kì lễ hội ra, chúng tôi không thể diễn quanh năm được, bởi vì người ta không đến xem nhiều”. Cũng như nhiều thợ làm búp bê rối khác trong làng, ông Viêm không thể lo cho gia đình bằng nghề này, vì thế, ông phải làm thêm công việc lao động chân tay. Tuy nhiên, người nghệ nhân này vẫn kiên tâm theo đuổi nghề làm búp bê, và luôn nuôi hi vọng thế hệ sau có thể tiếp tục theo đuổi niềm đam mê mà ông cho rằng sẽ mãi mãi luôn chảy trong huyết quản của mình.

    SBT Ngữ văn 10 Bài 4: Đọc trang 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 Chân trời sáng tạo

    Tuy nhiên, trong khi mối quan tâm đối với rối nước hầu như đã tắt trên chính mảnh đất quê hương của nó, thì lại xuất hiện những dấu hiệu cho thấy loại hình nghệ thuật này đang thu hút sự chú ý từ nước ngoài. Năm nay, đạo diễn người Canada, Robert Lepage, đã đưa đến cho khán giả Toronto một bản phóng tác từ tác phẩm opera kinh điểm Chim họa mi của Stravinsky. Trong vở diễn này, khu vực dàn nhạc được biến thành một hồ nước cho các ca sĩ kiêm nghệ sĩ múa rối điều khiển con rối.

    Theo ông Viêm, những cách tiếp cận đầy sáng tạo như thế này rất có thể sẽ là bí quyết để làm hồi sinh lại truyền thống lâu đời hàng thế kỉ của Việt Nam. Ông nói: “Nếu kịch bản và các màn trình diễn không thay đổi, thì về lâu dài sẽ không thể nào phục vụ khans giả được nữa”.

    Giải pháp xã hội hóa

    Bài học về bảo tồn nghệ thuật múa rối nước Việt Nam qua hoạt động của ngành du lịch là một sáng kiến xã hội hóa đáng khích lệ. Tuy nhiên, cần có những giải pháp căn cơ đồng bộ hơn đối với vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật dưa trên giải pháp chung. Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, “xã hội hóa chính là huy động nguồn lực từ trong nhân dân và sự tham gia của người dân vài việc giải quyết các vấn đề xã hội của Nhà nước, nhưng không làm giảm vai trò, trách nhiệm của Nhà nước”. Cách hiểu này cũng được phổ biến rộng rãi thành cách hiểu chung khi nói đến hoạt động xã hội hóa. Xã hội hóa bằng cách các địa phương tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cho hoạt động văn hóa nghệ thuật đồng thời khuyến khích các đơn vị gia tăng hoạt động xã hội hóa.

    Ông Thiện cũng chi biết, cho đến năm 2018, có 12 đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lí đã và đang tiến hành thực hiện cơ chế tự chủ ở mức tự bảo đảm kinh phí thường xuyên. Năm 2011, Nhà hát nghệ thuật đương đại tự chủ 100% kinh phí thường xuyên, năm 2015 Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam tự chủ 100% kinh phí thường xuyên. Năm 2016, các đơn vị còn lại, như Nhà hát chèo Việt Nam, Dàn nhạc giao hưởng, Nhà hát tuồng Việt Nam, … tiến hành tự chủ theo hướng mỗi năm cắt giảm 30% kinh phí thường xuyên. Thành công bước đầu của những đơn vị, như Nhà hát nghệ thuật đương đại, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhà hát múa rối Thăng Long, … đã cho thấy hướng đi đúng đắn và sự cần thiết tiến hành cơ chế tự chủ.

    (Nhóm biên soạn tổng hợp theo AFP và Nguyễn Ngọc Thiện)

    Câu 4 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Tóm tắt các ý chính và vẽ sơ đồ về các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết của bài báo.

    Trả lời:

    - Các ý chính của bài báo:

    + Nhà hát rối nước: nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ và công chúng.

    + Sức hấp dẫn đối với nước ngoài

    + Giải pháp xã hội hóa.

    → Thông tin cơ bản của bài viết được khái quát trong nhan đề: Bảo tồn nghệ thuật múa rối và vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật.

    Ba thông tin chi tiết tương ứng với ba đề mục nêu trên.

    - Vẽ sơ đồ về các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết của bài báo.

    Tóm tắt các ý chính và vẽ sơ đồ về các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết của bài báo.

    Câu 5 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Nhận xét về tác dụng hỗ trợ của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, …) đối với thông tin được đề cập trong mỗi đề mục.

    Trả lời:

    Đề mục

    Phương tiện được sử dụng

    Tác dụng hỗ trợ về thông tin

    Nhà hát rối nước: nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ và công chúng

    Ảnh: sân khấu Nhà hát múa rối Thăng Long, một cảnh vở diễn lấy tích truyện từ “ngụ ngôn hay truyền thuyết” (Ảnh: AFP)

    Xác nhận và kiểm chứng: Nghệ thuật độc đáo và lâu đời, vẫn hiện hữu trong đời sống, không gian văn hóa – nghệ thuật đương đại ở thủ đô

    Sức hấp dẫn đối với nước ngoài

    Số liệu: “Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam thuộc lớp trẻ dưới 30 tuổi, họ thường ưa chuộng các hình thức giải trí kĩ thuật số hơn”.

    Ảnh: Các nghệ sĩ rối nước người Việt điều khiển con rối từ phía sau bức rèm tre trong một hồ nước, vào một buổi biểu diễn ở Hà Nội. (Ảnh: AFP)

    Vạch ra và nhấn mạnh nghịch lí của nghệ thuật rối nước:

    - Người trẻ Việt Nam quay lưng.

    - Các nghệ sĩ rối nước vẫn lặng lẽ bảo tồn; khách nước ngoài quan tâm; người làm nghệ thuật nước ngoài tìm cách tiếp nhận, cách tân; …

    Giải pháp xã hội hóa

    Số liệu: các đơn vị/ loại hình nhà hát xã hội hóa; phần trăm tổng kinh phí hoạt động xã hội hóa.

    Khẳng định tầm quan trọng của việc tìm kiếm các giải pháp, cơ hội cho rối nước và nghệ thuật truyền thống hồi sinh.

    Câu 6 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Trong bài báo, có bao nhiêu người được phỏng vấn? Theo bạn, tại sao tác giả lại chọn phỏng vấn những người này? Họ có liên hệ như thế nào với vấn đề chính bài báo nêu ra?

    Trả lời:

    - Lập bảng liệt kê

    Người được phỏng vấn

    Nghề nghiệp/ chức trách

    Sự liên hệ với vấn đề chính của bài báo

    Bà Nguyễn Thu Hoài

    Nữ nghệ sĩ rối nước, gặp mặt sau buổi diễn

    Nghệ sĩ kì cựu biểu diễn rối nước truyền thống

    Người đàn ông

    Giám đốc nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội)

    Người trực tiếp quản lí hoạt động của nhà hát rối nước truyền thống

    Ông Phạm Đình Viêm

    “Truyền nhân thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống điêu khắc búp bê rối ở một làng nghề ở Thái Bình”

    Nghệ nhân sáng tạo con rối (búp bế rối) gia truyền tại một làng nghề truyền thống

    - Theo em tác giả lựa chọn những nhân vật trên để phỏng vấn vì đây là những nhân vật có mối liên hệ mật thiết với nội dung mà bài báo đưa ra.

    Câu 7 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Ngoài lí do bài báo nêu ra (“Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 30 và thường ưa chuộng các hình thức giải trí kĩ thuật số hơn”), có thể có lí do nào khác giải thích cho tình trạng “thờ ơ” của người Việt Nam hiện tại đối với nghệ thuật truyền thống hay không?

    Trả lời:

    Lí do khiến người Việt Nam, nhất là người trẻ hiện nay, thờ ơ đối với nghệ thuật truyền thống, trong đó có rối nước, không chỉ vì các loại hình giải trí kĩ thuật số. Có thể nói đến nhiều nguyên nhân khác:

    - Người hoạt động nghệ thuật truyền thống còn thiếu tính năng động, chưa chú ý làm mới nghệ thuật để hội nhập.

    - Những khó khăn trong đời sống của nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống.

    - Chính sách phát triển nghệ thuật truyền thống chưa phù hợp (xã hội hóa chưa đồng bộ hiệu quả, đào tạo nghệ nhân, nghệ sĩ, tuyển mộ tập hợp công chúng khán giả, … còn nhiều bất cập.

    Câu 8 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra một số câu, đoạn cho thấy văn bản có sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, và nêu tác dụng của chúng.

    Trả lời:

    Bạn xác định các câu, đoạn có yếu tố miêu tả, trích dẫn và nêu tác dụng. Có thể dùng mẫu bảng tổng hợp dưới đây:

    Yếu tố được sử dụng kết hợp trong văn bản

    Câu/đoạn

    Tác dụng

    Miêu tả

    Ở hậu trường, sau một bức mành tre mỏng, khoảng 20 nghệ sĩ múa rối mặc bộ đồ bảo hộ bằng cao su, đầm mình trong mực nước cao đến hông, điều khiển những con rối bằng những cây sào dài.

    Tăng lượng thông tin bằng hình ảnh cảnh tượng miêu tả trực quan mà văn bản thông tin thuần túy không có được.

    Biểu cảm

    Tuy nhiên, trong khi mối quan tâm đối với rối nước hầu như đã tắt trên chính mảnh đất quê hương của nó, thì lại xuất hiện những dấu hiệu cho thấy loại hình nghệ thuật này đah thu hút sự chú ý từ nước ngài. Năm nay đạo diễn người Canada, Robert Lepage, đã đưa đến cho khán giả Toronto một bản phóng tác từ tác phẩm opera kinh điển “Chim họa mi” của Stravinsky.

    Thể hiện thái độ, quan điểm của người viết mà văn bản thông tin thuần túy không có được.

    Miêu tả - tự sự

    Trong vở diễn này (đạo diễn người Canada, Robert Lepage, đã đưa đến cho khán giả Toronto một bản phóng tác từ tác phẩm opera kinh điển của “Chim họa mi” của Stravinsky), khu vực dàn nhạc được biến thành một hồ nước cho các ca sũ kiêm nghiệm nghệ sĩ múa rối điều khiển con rối.

    Tăng lượng thông tin bằng hình ảnh cảnh tượng miêu tả trực quan mà văn bản thông tin thuần túy có được.

    Câu 9 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Tại sao rối nước lại hấp dẫn đối với khách nước ngoài? Họ tìm thấy điều gì ở bộ môn nghệ thuật này?

    Trả lời:

    Khách nước ngoài thích rối nước có thể bởi nhiều lí do khác nhau. Có thể nói đến các lí do như:

    - Tính độc đáo, giá trị sáng tạo, thẩm mĩ, … không thể phủ nhận của nghệ thuật rối nước.

    - Sự kết tinh của văn hóa lúa nước Việt Nam trong nghệ thuật rối nước.

    - Giá trị giải trí đối với khách du lịch.

    Câu 10 trang 57 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dưới đây là một cảnh trong vở opera Chim họa mi của đạo diễn Robert Lepage (Canada) mà tác giả bài báo đã đề cập. Đạo diễn Lepage đã nói rằng vở diễn này được gợi cảm hứng chính từ nghệ thuật rối nước truyền thống của Việt Nam.

    Dưới đây là một cảnh trong vở opera Chim họa mi của đạo diễn Robert Lepage (Canada)

    Theo bạn, chi tiết nào trong cảnh trên cho thấy vở opera đã tiếp nhận ảnh hưởng của nghệ thuật rối nước?

    Trả lời:

    Quan sát kĩ cảnh trong bức ảnh, bạn có thể nhận thấy và chỉ ra khá nhiều chi tiết lớn nhỏ. Chẳng hạn:

    - Sân khấu gồm không gian hồ nước thơ mộng, khoáng đãng, mở ra phía trước sân khấu, phía ngăn cách khán giả với sân khấu, diễn viên.

    - Đạo cụ, vật thể bơi dưới hồ nước (con thuyền)

    - Hình ảnh nghệ sĩ, diễn viên ngâm mình dưới nước trong khi biểu diễn.

    - Dàn nhân vật búp bế rối ở phần cạn của sân khấu.

    Câu 11 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Ngoài cách thức “làm hồi sinh” nghệ thuật truyền thống như cách đạo diễn Lepage, có thể có những cách thức nào khác hay không? Thử nêu một vài ví dụ hoặc ý tưởng của bạn.

    Trả lời:

    Bạn có thể nêu và phát triển một số ý tưởng giúp hồi sinh nghệ thuật truyền thống Việt Nam từ nhiều phương diện, góc nhìn.

    Chẳng hạn:

    - Tạo công chúng đương đại cho nghệ thuật truyền thống, bắt đầu từ công chúng học đường.

    - Đào tạo thế hệ diễn viên dung hòa kết hợp được các truyền thống cốt lõi với tính hiện đại

    - Tôn vinh người làm nghệ thuật truyền thống một cách thiết thực

    - …

  • II. Tiếng Việt (trang 58, 59, 60, 61 SBT Ngữ Văn lớp 10)

A. Bài tập trong SGK

 

Câu 1 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Dưới đây là ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ. Đọc văn bảnTranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Namtrong Bài 4.Những di sản văn hóa, SGK Ngữ văn 10, tập một và thực hiện các yêu cầu sau:

Dưới đây là ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ

a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh nào trong các tranh minh họa cho văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?

b. Tấm ảnh về bộ ván này nên được dùng để minh họa cho đoạn nào trong văn bản nêu trên là phù hợp nhất? Vì sao?

c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này như thế nào?

Trả lời:

a. Quan sát kĩ bộ ván khắc bạn sẽ nhận thấy đường nét của tranh Đám cưới chuột (vẽ, khắc ngược như khi bạn đọc chữ viết trong gương): Nửa trên, có hình ảnh chú mèo to lớn án ngự lối đi; có mấy chú đi “tiền trạm” cầm vật cống nộp cho chúa mèo … để xin đường cho đoàn rước dâu đi qua. Nửa dưới là cảnh chú rể chuột cưỡi ngựa dẫn đường, cô dâu chuột ngồi trong cáng dõi theo, … Bốn tấm ván lần lượt in bốn màu vàng, đỏ, xanh, đen, khớp lại thành bức tranh màu.

b. Tấm ảnh về bộ ván này nên được dùng để minh họa cho đoạn 3. Chế tác khéo léo, công phu trong văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam là phù hợp nhất. Vì nó giúp hỗ trợ cho người viết lẫn người đọc trong việc truyền tải, tiếp nhận thông tin về quá trình chế tác, in tranh.

Ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ.

Dưới đây là ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ

c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này: “Bộ ván khắc gồm 4 tấm dùng để in tranh Đám cưới chuột”.

 

Câu 2 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Dựa vào hình minh họa ở tr.86 (SGK Ngữ văn 10, tập một), nêu tên một số loại hiện vật được ghi lại trong ảnh và cho biết các chi tiết trong hình có tác dụng hỗ trợ cho phần lời của văn bản 2 thế nào.

Trả lời:

Phần trưng bày ở phần tường trên cao, từ trái sang phải gồm: Đàn nguyệt, đàn cò (đàn nhị), đàn sến.

Phần trưng bày trong tủ kính: Một số sách, tài liệu lưu giữ kịch bản in và viết tay của soạn giả cải lương Trần Hữu Trang; một số hiện vật khác như tranh ảnh, đạo (quạt), huy chương, kỉ niệm chương của soạn giả và tập thể diễn viên Nhà hát.

B. Bài tập mở rộng

Bài tập trang 59 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc các đoạn trích văn bản Nghiên cứu mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA HỌC SINH KHỐI 10

TRƯỜNG Đ.K. VỚI HÒ NAM BỘ

(Trích, in trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.97 – 98)

Phương pháp nghiên cứu của bài viết chủ yếu là điều tra, phỏng vấn các học sinh khối 10 trường Đ.K. bằng phiếu hỏi, với tổng phiếu khảo sát là 263 phiếu.

Hò là loại hình nghệ thuật thân thuộc với người dân Nam Bộ. Từ đó, nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi: liệu các bạn học sinh có nghe đến điệu hò Nam Bộ hay chưa? Trước khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, nhóm nghiên cứu cho các bạn nghe và xem một đoạn clip ngắn về hò để thuận tiện trong quá trình đặt câu hỏi. Nhóm thu được kết quả như sau:

Ý kiến trả lời

Số trả lời (lượt)

Tỉ lệ (%)

Chưa bao giờ biết đến

51

19,39

Đã từng nghe

211

80,61

 

Bảng: Mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam bộ

SBT Ngữ văn 10 Bài 4: Tiếng Việt trang 58, 59, 60, 61 - Chân trời sáng tạo

211 học sinh (chiếm 80,61%) đã chọn câu trả lời “Đã từng nghe” và 51 học sinh (chiếm 19,39%) trả lời rằng “Chưa bao giờ nghe đến”. Kết quả này cho thấy điệu hò Nam Bộ tương đối quen thuộc đối với các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K.

Để khảo sát sự hứng thú và mong muốn tìm hiểu của các bạn học sinh về hò Nam Bộ, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Bạn có ý định tìm hiểu về hò Nam Bộ không”? Kết quả như sau:

Câu trả lời

Số trả lời

Tỉ lệ (%)

Rất quan tâm

72

27.38

Không quan tâm

55

20.91

Còn phân vân

136

51.71

 

Bảng: Sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K.

SBT Ngữ văn 10 Bài 4: Tiếng Việt trang 58, 59, 60, 61 - Chân trời sáng tạo

27,38% các bạn học sinh chọn phương án “Rất quan tâm”, đây là nhóm học sinh có sự hứng thú với hò Nam Bộ. Hơn một nửa số học sinh tham gia khảo sát chọn câu trả lời là “Còn phân vân” cho thấy sự lưỡng lự của các bạn khi tiếp xúc với hò Nam Bộ.

 

Câu 3 trang 60 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Liệt kê và lấy ví dụ về các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong phần văn bản trích báo cáo kết quả Nghiên cứu mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ theo mẫu bảng sau (làm vào vở)

Loại phương tiện

Có/Không

Ví dụ về phương tiện (tên biểu bảng/biểu đồ)

Bảng số liệu

- …

- …

Biểu đồ số liệu

- …

- …

Phương tiện khác

- …

- …

Trả lời:

Loại phương tiện

Có/ Không

Ví dụ về phương tiện (tên biểu bảng/ biểu đồ)

Bảng

Số liệu

- Bảng: Mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ (số liệu về mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ)

- Bảng: Sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K. (số liệu về sự hứng thú vầ mức độ mong muốn tìm về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K.)

Biểu đồ

Số liệu

 

- Biểu đồ: Mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ (số liệu về mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ)

- Biểu đồ: Sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K. (số liệu về sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K.)

Phương tiện khác

Không

 

 

Câu 4 trang 61 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Bảng và biểu đồ có tác dụng phối hợp lẫn nhau và hỗ trợ cho lời thuyết minh trong văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Bảng: cung cấp số liệu thống kê để biết được mức độ quan tâm hay mong muốn tìm về hò Nam Bộ của học sinh khối 10 trường Đ.K. (số lượng, tỉ lệ phần trăm của hai loại ý kiến).

- Biểu đồ: giúp trực quan hóa tỉ lệ bằng màu sắc, đường nét các số liệu thống kê trên biểu đồ hình tròn.

- Cả bảng và biểu đồ hỗ trợ lời thuyết minh, giúp nhóm nghiên cứu trình bày được một cách cụ thể rõ ràng kết quả khảo sát trong văn bản.

 

Câu 5 trang 61 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Nhận xét về cách chú thích các bảng, biểu đồ trong văn bản.

Trả lời:

- Các bảng, biểu đồ đã được chú thích (gọi tên) bằng các cụm từ phù hợp, gãy gọn.

- Hai biểu đồ hình tròn còn có thêm các chú thích bằng các ô màu xanh lục, xanh dương (biểu đồ trên) hoặc: xanh lục, xanh dương, vàng (biểu đồ dưới)

  • III. Viết (trang 61, 62 SBT Ngữ Văn lớp 10)

  • Câu 1 trang 61 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu đối với bài báo cáo kết quả nghiên cứu.

    Trả lời:

    - Khái niệm:

    Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu bài trình bày quy trình, phương pháp, các dữ liệu và kết quả của một quá trình nghiên cứu

    - Yêu cầu:

    - Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp lí các kết quả nghiên cứu.

    - Ngôn ngữ chính xác, khách quan.

    - Sử dụng hợp lí cước chú và các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.

    - Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.

    Câu 2 trang 61 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Bố cục một bài báo cáo kết quả nghiên cứu gồm những phần nào?

    Trả lời:

    - Bố cục bài viết:

    Nhan đề: Khái quát được đề tài nghiên cứu

    Tóm tắt: Nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.

    Cơ sở lí thuyết: Nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

    Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu với lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

    Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

    Tài luệ tham khải: Sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản…

    Câu 3 trang 61 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Cho đề bài sau:

    Đoàn trường tổ chức diễn đàn “Phương pháp học tập hiệu quả” để học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và chia sẻ những phương pháp giúp việc học hiệu quả. Bạn hãy thành lập nhóm nghiên cứu và viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu để tham gia diễn đàn.

    Hãy trình bày ngắn gọn các bước thực hiện bài báo cáo trên dựa vào bảng sau:

    Bước

    Thao tác cần làm

    Lưu ý

    Bước 1: Chuẩn bị viết

     

     

    Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

     

     

    Bước 3: Viết bài

     

     

    Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

     

     

    Trả lời:

    Bước

    Thao tác cần làm

    Lưu ý

    Bước 1: Chuẩn bị viết

    Xác định đề tài

    - Chọn đề tài phù hợp với chủ đề Phương pháp học tập hiệu quả để nghiên cứu.

    - Cụ thể hóa đề tài sao cho khả thi, phù hợp với khả năng, điều kiện nghiên cứu của bản thân.

    - Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc.

    - Trả lời các câu hỏi: Bài báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bài báo cáo này là ai?

    Thu thập tư liệu

    - Đặt câu hỏi nghiên cứu

    - Thu thập tư liệu để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

    - Xử lí tài liệu đã thu thập và xác định điểm đóng góp của đề tài đang thực hiện.

    - Đề tài phù hợp cần có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm với đề tài.

    - Đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách đặt câu hỏi: Tài liệu công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố, xuất bản có đáng tin cậy hay không?

     

    Tìm ý

    - Sau khi thực hiện xong đề tài, tiến hành tìm ý để viết bài báo cáo.

    - Cân nhắc trên các phương diện: câu hỏi nghiên cứu; phương pháp, kết quả nghiên cứu; trích dẫn và cước chú cần sử dụng; các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ.

    Lập dàn ý

    Sắp xếp các ý đã tìm được vào bố cục của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu như sau:

    - Cơ sở lí thuyết

    - Phương pháp nghiên cứu

    - Kết quả nghiên cứu

    - Kết luận

    Bố cục bài báo cáo cũng có thể được chia thành các đề mục phù hợp với đề tài nghiên cứu.

    Bước 3:

    Viết bài

    Từ dàn ý đã lập, viết bài báo cáo hoàn chỉnh

    - Nhan đề cần ngắn gọn, giới thiệu được nội dung chính của bài báo cáo, có chứa từ khóa của đề tài.

    - Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan, phù hợp với bài báo cáo khoa học.

    - Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy cách để bổ sung thông tin cho bài báo cáo.

    - Chú ý đến việc chống đạo văn và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

    Bước 4:

    Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

    Xem lại và chỉnh sửa

    Sau khi viết xong, đọc lại bài và chỉnh sửa

    Rút kinh nghiệm

    Ghi lại kinh nghiệm về việc viết một bài báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.

    Thực hiện dựa vào bảng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu trong SGK

    Câu 4 trang 62 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chọn một đề tài phù hợp, xác định câu hỏi nghiên cứu và lập danh mục tài liệu tham khảo.

    Trả lời:

    - Đề tài ngiên cứu: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế

    - Câu hỏi nghiên cứu:

    + Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

    + Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

    + Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

    - Danh mục tài liệu tham khảo:

    1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.13.

    2. Vương Anh (2003), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

    3. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  • IV. Nói và nghe (trang 62 SBT Ngữ Văn lớp 10)

  • Câu 1 trang 62 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa vào bảng sau:

    Bước

    Thao tác cần làm

    Lưu ý

    Bước 1: Chuẩn bị nói

     

     

    Bước 2: Trình bày bài nói

     

     

    Bước 3: Trao đổi và đánh giá

     

     

    Trả lời:

    Các bước thực hiện bài nói:

    Bước

    Thao tác cần làm

    Lưu ý

    Bước 1:

    Chuẩn bị nói

    - Xác định đề tài và mục đích của bài thuyết trình.

    - Xác định không gian và thời gian nói.

    - Tìm ý:

    + Chuyển các ý trong bài báo cáo đã viết thành nội dung của bài thuyết trình.

    + Tìm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ cho bài thuyết trình.

    + Dự kiến phần phản biện của người nghe và chuẩn bị trước câu trả lời.

    - Lập dàn ý: Có thể triển khai một số ý như sau:

    + Lí do chọn đề tài.

    + Câu hỏi nghiên cứu

    + Phương pháp nghiên cứu

    + Kết quả nghiên cứu

    + Kết luận

    - Luyện tập

    - Đề tài của bài thuyết trình chính là đề tài của bài báo cáo đã viết.

    - Mục đích của bài thuyết trình là để thuyết phục người nghe về kết quả nghiên cứu.

    - Cần xác định thời gian trình bày và thời gian dành cho việc trao đổi với người nghe.

    - Để sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả, cần trả lời các câu hỏi: Những phương tiện này đưa ra nhằm mục đích gì? Tôi sẽ khai thác những thông tin gì từ những phương tiện này? Những phương tiện này sẽ giúp làm rõ kết quả nghiên cứu của tôi như thế nào?

    Bước 2:

    Trình bày bài nói

    - Trình bày báo cáo dựa trên phần chuẩn bị.

    - Trình bày dựa vào phần dàn ý đã tóm tắt từ trước, nhấn mạnh các từ khóa quan trọng.

    - Trình bày từ khái quát đến cụ thể.

    - Phân tích, liên kết các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để hỗ trợ bài nói.

    - Tương tác với khán giả.

    Bước 3:

    Trao đổi và đánh giá

    - Trao đổi với các ý kiến phản hồi của người nghe.

    - Đánh giá bài nói trong vai trò người thuyết trình và người nghe.

    - Trao đổi với thái dộ cần thị, nghiêm túc lắng nghe, đảm bảo khuôn khổ thời gian cho phép.

    - Đánh giá dựa vào bảng kiểm trong SGK.

    Câu 2 trang 62 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Trong vai trò người nghe buổi thuyết trình, bạn cần lưu ý điều gì để nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói?

    Trả lời:

    - Tìm hiểu trước đề tài sẽ được thuyết trình và dự kiến những câu hỏi cần trao đổi với người nói.

    - Chuẩn bị trước mẫu phiếu ghi chép.

    - Tập trung lắng nghe và ghi chép dưới dạng từ khóa, sơ đồ, ..

    - Phản hồi và đặt câu hỏi với người nói khi kết thúc nội dung thuyết trình.

    - Tự đánh giá và rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu.

  • Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
  • Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên

    Bài 4: Những di sản văn hóa

    Bài 5: Nghệ thuật truyền thống

    Bài 6: Nâng niu kỉ niệm

    Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ

Đánh giá

0

0 đánh giá