Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích

495

Với giải Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Văn bản thông tin

Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Bài tập 1, SGK) Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích Thăng Long - Đồng Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vượng) trong Bài 4 thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào?

Trả lời:

- Cách trích dẫn, chú thích trong hai văn bản được yêu cầu ở bài tập này thuộc về hai loại văn bản khác nhau: Văn bản văn học (Hê-ra-clét đi tìm táo vàng) và văn bản thông tin (Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam). Vì vậy, sẽ có những đặc trưng khác biệt về cách trích dẫn, cách chú thích trong mỗi văn bản:

+ Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Bài 1) chỉ có chú thích mà không có trích dẫn. Điều này dễ hiểu, bởi đây là một văn bản thuộc loại hình văn bản văn học nên việc chú thích thường xuyên được dùng, còn trích dẫn thường xuất hiện trong các văn bản nghiên cứu thuộc loại hình văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Các cách chú thích được dùng trong văn bản này là: chú thích ở chân trang (để chú giải nhan đề, một từ ngữ, một khái niệm, một tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Nhưng nữ thần A-tê-na (Athéna) lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng.” (SGK, trang l7).

+ Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Bài 4) có cả trích dẫn lẫn chú thích. Về trích dẫn, văn bản sử dụng cách trích dẫn trực tiếp các câu danh ngôn, tục ngữ ca dao trong phần chính văn; về chú thích, văn bản sử dụng hình thức chú thích ở chân trang (để chú thích một từ ngữ, một khái niệm, một tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ đường) từ thế kỉ XI...” (SGK, trang 96).

Đánh giá

0

0 đánh giá