Giải Toán 7 trang 47 Tập 2 Chân trời sáng tạo

2.4 K

Với Giải toán lớp 7 trang 47 Tập 2 Chân trời sáng tạo tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 7 trang 47 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 47 Toán lớp 7 Tập 2:Tính số đo x của góc trong Hình 6.

Tính số đo x của góc trong Hình 6.

Lời giải:

Xét Hình 6a:

Tính số đo x của góc trong Hình 6.

Kẻ MH vuông góc với LN tại H.

Xét tam giác NML vuông tại M:

N^+L^=90°(trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90o).

Do đó L^=90°N^= 90o - 62o = 28o.

Xét tam giác MLH vuông tại H:

x + L^= 90o (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90o).

Do đó x = 90o - L^= 90o - 28o = 62o.

Vậy x = 62o.

Xét Hình 6b:

Tính số đo x của góc trong Hình 6.

Xét tam giác QRP vuông tại Q:

R^+P^=90°(trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90o).

Do đó P^=90°R^= 90o - 52o = 38o.

Xét tam giác QMP vuông tại M:

x + P^= 90o (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90o).

Do đó x = 90o - P^= 90o - 38o = 52o.

Vậy x = 52o.

Bài 3 trang 47 Toán lớp 7 Tập 2: Hãy chia tứ giác ABCD trong Hình 7 thành hai tam giác để tính tổng số đo của bốn góc A^,B^,C^,D^.

Hãy chia tứ giác ABCD trong Hình 7 thành hai tam giác

Lời giải:

Hãy chia tứ giác ABCD trong Hình 7 thành hai tam giác

Nối BD.

Xét tam giác ABD: A^+B^1+D^1=180°.

Xét tam giác BCD: B^2+C^+D^2=180°.

Do đó A^+B^1+D^1+B^2+C^+D^2= 180o + 180o = 360o.

Suy ra A^+B^1+B^2+C^+D^1+D^2= 360o.

Hay A^+B^+C^+D^= 360o.

Vậy tổng số đo bốn góc A^,B^,C^,D^trong hình trên bằng 360o.

Bài 4 trang 47 Toán lớp 7 Tập 2: Trong các bộ ba độ dài đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

a) 4 cm, 5 cm, 7 cm;

b) 2 cm, 4 cm, 6 cm;

c) 3 cm, 4 cm, 8 cm.

Lời giải:

a) Ta thấy 7 < 4 + 5 nên bộ ba độ dài 4 cm, 5 cm, 7 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

b) Ta thấy 6 = 2 + 4 nên bộ ba độ dài 2 cm, 4 cm, 6 cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

c) Ta thấy 8 > 3 + 4 nên bộ ba độ dài 3 cm, 4 cm, 8 cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

Bài 5 trang 47 Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có BC = 1 cm, AB = 4 cm. Tính độ dài cạnh AC (theo đơn vị cm), biết rằng độ dài này là một số nguyên.

Lời giải:

Trong tam giác ABC:

AB - BC < AC < AB + BC hay 4 - 1 < AC < 4 + 1 hay 3 < AC < 5.

Mà độ dài cạnh AC là một số nguyên nên AC = 4 cm.

Vậy AC = 4 cm.

Bài 6 trang 47 Toán lớp 7 Tập 2: Trong một trường học, người ta đánh dấu ba khu vực A, B, C là ba đỉnh của một tam giác, biết các khoảng cách AC = 15 m, AB = 45 m.

a) Nếu đặt ở khu vực C một thiết bị phát wifi có bán kính hoạt động 30 m thì tại khu vực B có nhận được tín hiệu không? Vì sao?

b) Cũng câu hỏi như trên với thiết bị phát wifi có bán kính hoạt động 60 m.

Lời giải:

a) Trong tam giác ABC:

AB - AC < BC hay 45 - 15 < BC hay 30 < BC.

Do đó nếu đặt ở khu vực C một thiết bị phát wifi có bán kính hoạt động 30 m thì tại khu vực B không nhận được tín hiệu.

b) Trong tam giác ABC:

BC < AB + AC hay BC < 45 + 15 hay BC < 60.

Do đó nếu đặt ở khu vực C một thiết bị phát wifi có bán kính hoạt động 60 m thì tại khu vực B nhận được tín hiệu.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Toán 7 trang 44 Tập 2

Giải Toán 7 trang 45 Tập 2

Giải Toán 7 trang 46 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá