Với giải Câu 5 trang 26 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
Bài tập 3 trang 26 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132- 135) và trả lời các câu hỏi:
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Những thể thơ nào đã được tác giả sử dụng để xây dựng hệ thống lời thoại trong cảnh tuồng này? Ý nghĩa của sự lựa chọn đó là gì?
Trả lời:
Trong cảnh tuồng Huyện đường, để xây dựng hệ thống lời thoại của nhân vật, các thể thơ năm chữ, sáu chữ đã được vận dụng linh hoạt.
+ Thể năm chữ: “Quyền trọng trấn nha môn/ Bản chức xưng tri huyện/ Đỉnh chung đà đủ miếng/ Hoa nguyệt cũng quen mùi/ Lấy của cậy ngọn roi/ Làm quan nhờ lỗ khẩu/ Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền/ Dân xã nếu không kiêng/ Bỏ xuống lao giam kĩ”; “Nha lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”
+ Thể sáu chữ: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần”
→ Thơ năm chữ hoặc sáu chữ đều là những thể thơ mà số tiếng trong từng dòng khá ít (năm hoặc sáu), vần điệu nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc, rất thích hợp cho việc thể hiện triết lí hay phát biểu những nhận định khái quát. Khi muốn nói đến triết lí cai trị của tri huyện, việc lựa chọn các thể thơ này tỏ ra rất hiệu quả. Đây cũng là một cách mà tác giả dân gian muốn “đóng đinh” vào trí nhớ của độc giả những phát ngôn đầy đê tiện của một viên quan tham nhũng.
Xem thêm lời giải bài tập Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
Bài 6: Nguyễn Trãi – Dành còn để trợ dân này