Vì sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo

438

Với giải Câu 5 trang 26 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian

Bài tập 2 trang 25, 26 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Vì sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?

Trả lời:

Đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại vẫn được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập, gọi là điệu con gà rừng. Cơ sở của việc nhìn nhận này là đoạn lời thoại đã thâu tóm được tinh thần, đặc điểm của những cảm xúc ấm ức, bất bình có tính phổ biến, không chỉ phù hợp với riêng cảnh ngộ của Xuý Vân mà còn với nhiều người khác (nhất là những người phụ nữ trong xã hội xưa). Trong lớp chèo Xuý Vân giả dại, đoạn lời thoại từ “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa” đến “Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên” cũng được nhìn nhận tương tự khiến nó trở thành điệu quá giang trong chèo cổ.

Đánh giá

0

0 đánh giá