Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau

837

Với giải Câu 5 trang 25 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian

Bài tập 1 trang 25 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Xuý Vân giả đại trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 127 - 130) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 25 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau:

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

Trả lời:

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

Từ “đò” nguyên nghĩa chỉ một phương tiện chuyên chở trên sông nước nhưng ở dòng thơ thứ nhất, nó đã được dùng theo nghĩa hoán dụ, chỉ “người lái đò” (vì đò là vật vô tri, không thể nghe được tiếng gọi và cũng không thể cất lời “thưa”). Còn ở dòng thơ thứ hai, “đò” trong cụm từ “càng trưa chuyến đò” đã mang nghĩa ẩn dụ, chỉ tình trạng trễ tràng, lỡ làng hoặc ế ẩm, đáng than thở.

Đánh giá

0

0 đánh giá