Trong lời thoại, nỗi niềm nào của nhân vật được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp

533

Với giải Câu 2 trang 26 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian

Bài tập 2 trang 25, 26 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong lời thoại, nỗi niềm nào của nhân vật được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp? Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xuý Vân như thế nào?

Trả lời:

- Trong lời thoại, nỗi ấm ức, bất bình của nhân vật được láy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp. “Ức” rất có thể chỉ là một tiếng đệm, tạo tiết tấu cho lời hát, nhưng nhờ hoạt động liên tưởng của người đọc, nó còn có thể được hiểu như một tiếng (từ) thể hiện nỗi bực giận và sự đay nghiến của nhân vật đối với cảnh ngộ riêng.

- Nói chung, từ nỗi niềm đã phân tích trên của nhân vật, có thể thấy chuyện giả dại của Xuý Vân xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa, rất đáng cảm thông, đó là sự mâu thuẫn giữa mong ước và thực tế. Chính thực tế cuộc sống tẻ nhạt đã khiến Xuý Vân nổi loạn. Rõ ràng, Xuý Vân không hoàn toàn là kẻ “gió trăng”, chỉ biết chạy theo ảo ảnh của tình yêu nhất thời.

Đánh giá

0

0 đánh giá