Với giải Thực hành 2 trang 88 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Thực hành 2 trang 88 Toán lớp 7 Tập 2: Trong một ống cắm bút có 1 bút xanh, 1 bút đỏ và 1 bút tím. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống.
a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra.
b) Gọi A là biến cố “Lấy được bút đỏ ở lần lấy thứ nhất”. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.
c) Hãy nêu một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể đối với phép thử trên.
Lời giải:
a) Các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra:
Lần 1 bút xanh - lần 2 bút đỏ.
Lần 1 bút xanh - lần 2 bút tím.
Lần 1 bút đỏ - lần 2 bút xanh.
Lần 1 bút đỏ - lần 2 bút tím.
Lần 1 bút tím - lần 2 bút xanh.
Lần 1 bút tím - lần 2 bút đỏ.
Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra với màu của các bút lấy ra là:
{(xanh; đỏ); (xanh; tím); (đỏ; xanh); (đỏ; tím); (tím; xanh); (tím; đỏ)}.
b) Các kết quả làm cho biến cố A xảy ra:
Lần 1 bút đỏ - lần 2 bút xanh.
Lần 1 bút đỏ - lần 2 bút tím.
Vậy tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là {(đỏ; xanh); (đỏ; tím)}.
c) Do chỉ có 3 chiếc bút và mỗi bút một màu nên khi lấy 2 chiếc bút thì 2 chiếc bút đó luôn có màu khác nhau.
Biến cố chắc chắn: “Màu của hai chiếc bút được lấy ra khác nhau”.
Biến cố không thể: “Màu của hai chiếc bút được lấy ra giống nhau”.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Giải SGK Toán 7 : Bài tập cuối chương 8
Giải SGK Toán 7 Bài 1 : Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Giải SGK Toán 7 Bài 2 : Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Giải SGK Toán 7 Bài 3 : Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Nhảy theo xúc xắc