Thực hành 1 trang 87 Toán 7 Tập 2 | Chân trời sáng tạo Giải toán lớp 7

1.1 K

Với giải Thực hành 1 trang 87 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Thực hành 1 trang 87 Toán lớp 7 Tập 2: Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?

A: “Tích số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn 1”.

B: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn 1”.

C: “Tích số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là 7”.

D: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là 7”.

Lời giải:

+) Xét biến cố A: Khi gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp thì có thể xảy ra trường hợp cả 2 lần gieo đều thu được số chấm là 1.

Khi đó tích số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là 1.

Ngoài ra có thể xảy ra trường hợp số chấm xuất hiện trong 2 lần gieo đều lớn hơn 1, khi đó tích số chấm xuất hiện trong 2 lần gieo lớn hơn 1. Chẳng hạn, lần 1 gieo được 2 chấm, lần 2 gieo được 5 chấm, khi đó tích số chấm xuất hiện trong 2 lần gieo là 10 > 1.

Do đó biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.

+) Xét biến cố B: Số chấm nhỏ nhất xuất hiện của con xúc xắc là 1 nên khi gieo xúc xắc 2 lần thì tổng số chấm nhỏ nhất xuất hiện là 2.

Do đó biến cố B là biến cố chắc chắn.

+) Xét biến cố C:

Số chấm xuất hiện trên các mặt con xúc xắc có thể là 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.

Ta thấy 7 không chia hết cho 2; 3; 4; 5; 6.

Suy ra tích số chấm trong hai lần gieo không thể bằng 7.

Do đó biến cố C là biến cố không thể.

+) Xét biến cố D:

Khi gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp, ngoài trường hợp tổng số chấm xuất hiện trong 2 lần gieo là 7 thì có thể xảy ra trường hợp tổng số chấm của 2 lần gieo khác 7, chẳng hạn như gieo lần 1 thu được 1 chấm, gieo lần 2 thu được 3 chấm.

Do đó biến cố D là biến cố ngẫu nhiên.

Vậy trong các biến cố trên, biến cố B là chắc chắn, biến cố C là không thể, biến cố A và biến cố D là ngẫu nhiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá