Ghi lại những thông tin chính của đề tài để chuẩn bị cho bài thuyết trình dựa vào bảng gợi ý sau

342

Với giải Bài tập 1 trang 24 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Sức sống của sử thi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài tập 1 trang 24 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Ghi lại những thông tin chính của đề tài để chuẩn bị cho bài thuyết trình dựa vào bảng gợi ý sau:

TÊN ĐỂ TÀI

Người thực hiện:

Thời gian thực hiện:

Lí do lựa chọn đề tài

 

Những câu hỏi chính về đề tài

 

Tài liệu tham khảo

 

Kết quả nghiên cứ dự kiến

 

 

Trả lời:

Sau một quá trình tìm hiểu, thảo luận, bạn có thể ghi chép lại ngắn gọn các thông tin chính về đề tài để chuẩn bị cho bài thuyết trình, tốt nhất dưới dạng các từ khoá. Mỗi mục chỉ nên thu gọn lại trong 3 - 5 ý để khi nói có thể tập trung sâu hơn vào mỗi ý và người nghe cũng dễ dàng nắm bắt các thông tin chính. HS có thể tham khảo bảng ví dụ:

TÊN ĐỀ TÀI: CHIẾN TRANH TRONG SỬ THỊ I-LI-ÁT CỦA HÔ-ME-RƠ

Người thực hiện:

Thời gian thực hiện:

Lí do lựa chọn đề tài

- Chiến tranh là một đề tài xuyên suốt trong tác phẩm.

- Nghệ thuật miêu tả chiến tranh của Hô-me-rơ đã đạt tới mức điêu luyện, tài tình.

- Thông qua việc tìm hiểu về đề tài chiến tranh trong tác phẩm, ta có thể hiểu hơn về bối cảnh của sử thi, về văn hoá của người Hy Lạp cổ đại.

Những câu hỏi chính về đề tài

- Chiến tranh được miêu tả như thế nào trong tác phẩm?

- Nghệ thuật miêu tả chiến tranh của Hô-me-rơ có gì đặc biệt?

- Các cuộc chiến được miêu tả trong tác phẩm có liên quan gì đến các sự thật lịch sử? 

- Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về chiến tranh là gì?

Tài liệu tham khảo

-  I-li-át (Hô-me-rơ)

- Thành Tơ-roa có thực sự tồn tại? (Ây-náp Gia-mia Đem-bin -Einav Zamir Dembin)

- Huyền thoại chiến tranh và những tiếng vọng của nó (Trần Thị Thuận)

Đánh giá

0

0 đánh giá